Hình ảnh mô hình giao thông thông minh
Chia sẻ về lý do thực hiện mô hình này, thầy giáo Nguyễn Thanh Phương cho hay, tại Việt Nam, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao, còn mang tính chủ quan, coi nhẹ an toàn khi tham gia giao thông. Để nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông thì việc giáo dục từ nhỏ là cần thiết. Hiện Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này và các hoạt động giáo dục tìm hiểu giao thông được đưa vào giảng dạy ngay từ cấp học mầm non, tiểu học.
“Nếu các trường tiểu học, mầm non tổ chức dạy lồng ghép kiến thức giao thông vào các hoạt động ngoài giờ sẽ tạo hứng thú cho trẻ. Và lâu dần, trẻ sẽ tích lũy được kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, có văn hóa” – thầy Phương nói.
Thuy nhiên, cũng theo thầy Phương, hiện nay, nội dung kiến thức giao thông thường được nhà trường tổ chức dạy lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ. Mặt khác, phương tiện dạy học hiện tại còn thô sơ, nghèo nàn thiếu tính trực quan, sinh động, chủ yếu là tranh, ảnh tĩnh nên trẻ rất khó hình dung và tiếp thu kiến thức, chưa phát huy hết vai trò và mục tiêu về giáo dục phổ thông cho trẻ. Do đó, mô hình giao thông thông minh hỗ trợ dạy trẻ mầm non và tiểu học tương tác với giao thông đường bộ sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp các hoạt động dạy học về vấn đề giao thông dễ dàng, sinh động và trực quan, làm trẻ hứng thú học hơn.
Theo đó, mô hình mô phỏng giả lập các tín hiệu giao thông thực tế một cách thông minh, trực quan qua biển báo giao thông, trạng thái đèn điều khiển giao thông, quy định làn đường, tín hiệu giao thông tại nút giao lộ một cách thực tế nhất. đường…Giáo viên sẽ điều khiển, xử lý tín hiệu giao thông nhờ bộ xử lý trung tâm adruno, rơ le, timer, các cảm biến… để định hình cho trẻ một số hành vi giao thông qua các giả định tình huống giao thông, qua đó định hình cho trẻ một số hành vi giao thông như tham gia giao thông như thế nào là đúng luật, như thế nào là phạm luật, gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông. Nhờ vậy mà trẻ có nhận thức đúng đắn các quy định giao thông đầy đủ nhất.
Đại diện nhóm tác giả nhận giải tại Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh năm 2019
Mô hình này hướng đến hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh phát triển năng lực, đáp ứng xu thế giáo dục mới, đặc biệt định hướng giáo dục STEM.
Thầy Phương cũng cho biết thêm, để thiết kế giải pháp này, nhóm tác giả đã dựa vào nguyên lý khoa học căn bản của điện điều khiển cũng như đặc điểm trong thiết kế phương tiện dạy học để đưa ra quy trình điều khiển tín hiệu thông minh nhằm ứng dụng chế tạo phương tiện phục vụ giáo dục hiệu quả. Đã khai thác và áp dụng tính công nghệ, vai trò kỹ thuật điện tử, cơ khí để chế tạo mô hình trực quan thông minh phục vụ việc dạy học, làm tăng khả năng truyền tải thông tin về giao thông một cách sinh động, sát thực tế nhất.
Mô hình có thiết kế nhỏ gọn, đảm bảo an toàn, dễ điều khiển, tính thẩm mỹ cao, tích hợp được nhiều tính năng, dễ vận chuyển. Với giá thành khoảng 10 triệu đồng, mô hình giao thông thông minh này là một phương tiện dạy học mới linh động, tiếp cận đa chiều, chứa nhiều thông tin cần truyền tải và được tích hợp nhiều chức năng, thay thế phương tiện dạy học thô sơ cũ, kém hiệu quả đang tồn tại trong các trường học hiện nay.
P.Hương