Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
Ứng dụng khoa học và công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi   17-11-2019
Truy xuất nguồn gốc nông sản theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc hiện nay của nhiều nước trên thế giới khi nhập khẩu các loại nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ từ người sản xuất đến cơ quan quản lý và người tiêu dùng, hướng đến xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất trong cả nước.

gứbrwbnrn.JPG
Người tiêu dùng tìm hiểu, lựa chọn sản phẩm rau quả an toàn.
Nhiều sản phẩm chưa thể thực hiện truy xuất nguồn gốc

Ông Trần Quốc Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) cho biết, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề rất “nóng” và nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Chính vì vậy, trên thị trường hiện nay đang nở rộ các sản phẩm nông sản gắn mác tiêu chuẩn sạch, an toàn và chuẩn hữu cơ.

“Người tiêu dùng đang sợ hãi thực phẩm bẩn, mất an toàn nên các cửa hàng kinh doanh đánh trúng tâm lý khách hàng là kinh doanh sản phẩm an toàn, chuẩn hữu cơ. Song thực tế độ tin tưởng của các sản phẩm đó đến đâu thì chưa được kiểm chứng. Hiện nay, rất nhiều loại nông sản thực phẩm của Việt Nam không thể truy xuất được nguồn gốc. Một số sản phẩm có gắn tem và quản cáo là truy xuất nguồn gốc, song thông tin được hiển thị thường là đơn giản như tên công ty, ngày sản xuất, chứ chưa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm”, ông Dũng chia sẻ.

Do chưa thực hiện việc truy xuất nguồn gốc nên việc áp dụng các quy trình sản xuất sạch, an toàn như VietGAP, GlobalGAP hay chuẩn hữu cơ vẫn chưa phát huy hiệu quả do thiếu lòng tin từ người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Viện An toàn Thực phẩm dinh dưỡng nhận định: hiện nay, việc chọn GAP (thực hành nông nghiệp tốt) nào cho phù hợp cũng đang là khó khăn cho người sản xuất, bởi hiện nay có nhiều tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP…Vấn đề đặt ra là người tiêu dùng có tin tưởng vào GAP hay không.

gbrbhrerher2.JPG
Sở KH&CN tổ chức Hội nghị 
ứng dụng KH&CN về truy xuất nguồn gốc - chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững

Tại Đồng Nai, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 573 ha cây trồng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hưu cơ; 210 ha diện tích ca cao được chứng nhận UTZ; 282 ha cà phê được chứng nhận 4C và 10 sản phẩm cây trồng được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa; 73 mã vùng trồng với diện tích 6.130 ha (gồm chuối, thanh long, mít, xoài, chôm chôm), trong đó 12 mã vùng trồng PUC với diện tích 133,05 ha đã được xuất khẩu qua các thị trường quốc tế như: Mỹ, Australia, Trung Quốc…

Truy xuất nguồn gốc là yêu cầu tất yếu và bắt buộc

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Viện An toàn Thực phẩm dinh dưỡng, truy xuất nguồn gốc đã có lâu rồi, song trước đây truy xuất được thực hiện bằng giấy. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, sản phẩm làm ra hiện nay bắt buộc phải được nhiều người biết đến và truy xuất nguồn gốc chính là nhằm mục đích sử dụng các sản phẩm an toàn.

“Xu hướng tất yếu hiện nay là truy xuất điện tử. Hiện cả Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã thực hiện. Và ngay cả với thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường trước đây thường được xem là “dễ tính”, thì từ đầu tháng 1-2019 cũng bắt đầu siết chặt một số quy định liên quan đến xuất khẩu nông sản vào thị trường nước này. Trong đó, có yêu cầu bắt buộc các loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải dán tem truy xuất nguồn gốc. Muốn quản lý nông sản theo chuỗi thì nguyên tắc bắt buộc là phải lấy trang trại sản xuất là trung tâm”, ông Dũng khẳng định.

Để tiêu thụ các sản phẩm chứng nhận an toàn, tạo được lòng tin thì người tiêu dùng cần được thông tin đầy đủ về nguồn gốc sản phẩm. Việc kiểm chứng thông tin truy xuất nguồn gốc không thể dựa trên giấy tờ mà còn phải dựa vào các công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc. Hiện nay đã có nhiều công nghệ mới, hiện đại hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp quản lý, chứng minh sản phẩm an toàn từ khâu nguyên liệu đầu vào như vật tư nông nghiệp, cây - con giống đầu vào đến quy trình sản xuất sạch, phân phối…

Là một trong những doanh nghiệp đang trực tiếp áp dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc VFSC của Viện An toàn Thực phẩm dinh dưỡng, bà Nguyễn Phạm Hồng Lan, Công ty TNHH Family and Farm (xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ) chia sẻ: “Nhờ chương trình khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020, vừa qua Công ty có 02 hécta xoài với sản lượng hàng năm 15 tấn đã được chứng nhận VietGAP. Việc sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc VFSC có rất nhiều tiện ích, từng bước giúp nông dân trở thành những người biết hoạch định công việc của mình”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, hiện nay dù có nhiều đơn vị tư vấn, hướng dẫn thực hiện, chuyển giao phần mềm truy xuất nguồn gốc, song yêu cầu bắt buộc là vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về đầu vào cũng như đầu ra. Tất cả là nhằm mục tiêu sản xuất sạch, an toàn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

“Để thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc, đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (gọi tắt là Đề án 100). UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành Kế hoạch số 1242/KH-UBND về hướng dẫn triển khai Đề án 100, hiện các đơn vị đang tổ chức triển khai đề án. Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, hỗ trợ hoạt động truy xuất nguồn gốc”, ông Phương cho hay.

Ngày 7 - 11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị ứng dụng KH&CN về truy xuất nguồn gốc - chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững. Gần 100 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp, trang trại sản xuất, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham dự hội nghị.

Minh Thư

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập