Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của sở hữu trí tuê trong nhiều lĩnh vực   25-11-2019
Vừa qua, UBND tỉnh đã có công văn giao Sở KH&CN chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, với quan điểm phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ (SHTT) đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền SHTT, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Chính sách SHTT đối với quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hoám xã hội của quốc gia và các ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, hoạt động SHTT có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó có viện nghiên cứu, trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo đặc biệt là doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.

Hoạt động thanh tra về thực thi chính sách pháp luật quyền SHTT tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của Chiến lược là phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền SHTT. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Hiệu quả thực thi pháp luật SHTT được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền SHTT. Tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số SHTT của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII). Trong đó gia tăng số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế trung bình 16-18%/năm; số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6-8%/năm; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng 8-10%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng 12-14%/năm, đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng với việc hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN.
Ngoài ra, việc triển khai Chiến lược sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng quyền SHTT và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng SHTT cao. Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng và đẩy mạnh; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 – 10% số sáng chế được cấp bằng bảo hộ. Việt Nam sẽ phát triển được một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao, đặc biệt là ngành công nghiệp ưu tiên và có lợi thế cạnh tranh, gia tăng đáng kể đóng góp của các ngành này vào tăng trưởng GDP. Chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việt Nam phấn đấu phát triển được các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả và quyền liên quan nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo đa dạng, chất lượng cao; đến năm 2030 doanh thu của lĩnh vực này đóng góp khoảng 7% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
Chiến lược tập trung 9 nhiệm vụ lớn với nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó hoàn thiện chính sách, pháp luật về SHTT; lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT trong các chiến lược, chính sách phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và các ngành, lĩnh vực. Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ và khai thác và bảo vệ quyền SHTT, đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng quyền SHTT.
Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tập huấn về công tác bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp.
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT thông qua giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền SHTT trong sản xuất, kinh doanh, hàng hóa xuất nhập khẩu; đơn giản hóa thủ tục hành chính. Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động tạo ra tải sản trí tuệ. Xây dựng cà và triển khai các chương trình KH&CN, hỗ trợ chương trình liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp theo hướng tạo ra sản phẩm cụ thể, ưu tiên các ngành, lĩnh vực trọng điểm, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo các công nghệ nguồn, công nghệ lõi. Thúc đẩy hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo kết hợp hình thức đầu tư mạo hiểm nhằm ươm tạo các tài sản trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị tăng cao. Chiến lược SHTT cũng đề ra nhiệm vụ khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ trong đó hình thành và phát triển mạng lưới trung tâm chuyển giao công nghệ và SHTT tại các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển thị trường tài sản trí tuệ lành mạnh; tăng cường sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tiềm năng sản phẩm thế mạnh của Việt Nam…
Song song đó, Chiến lược cũng đề ra nhiệm vụ cho các ngành, địa phương phát triển hoạt động hỗ trợ về SHTT như dịch vụ tư vấn, tổ chức trung gian chuyển giao công nghệ, các nguồn lực xã hội… Đồng thời tích cực, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT thông qua việc gia nhập thực hiện theo và tham gia xây dựng các tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHTT trong khuôn khổ các điều ước quốc tế, các tổ chức quốc tế hoạt động về SHTT…
Để triển khai Chiến lược SHTT hiệu quả, Bộ KH&CN cũng đã đề ra giải pháp cụ thể trong đó đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung tuyền truyền, phố biến, quán triệt các nội dung trên phương tiện truyền thông; cùng với đó là tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung SHTT vào các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược vào kế hoạch, chương trình phát triển từng ngành, lĩnh vực, địa phương hàng năm một cách hiệu quả, thiết thực.
Đỗ Quyên

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập