Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu xử lý chất thải   16-12-2020
Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, những năm gần đây Đồng Nai đã tăng cường các giải pháp, tập trung nguồn lực cho công tác xử lý chất thải. Mục tiêu mà tỉnh đặt ra trong năm 2020 là phấn thu gom chất thải đạt tỷ lệ 100% và giảm tỷ lệ chôn lấp xuống còn 15%.

cbbvwrv.jpg
Lồ đốt chất thải tại Khu xử lý rác thải Quang Trung (huyện Thống Nhất).

Là một trong 7 khu xử lý chất thải tập trung theo quy hoạch của tỉnh, khu xử lý chất thải Quang Trung có diện tích 130 ha, do Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi làm chủ đầu tư. Khu xử lý chất thải có nhiệm vụ lưu trữ, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp cho TP.Biên Hoà, TP.Long Khánh và 6 huyện trên địa bàn tỉnh cùng với các địa phương trong vùng. Thời gian đầu Công ty vận hành dây chuyền xử lý rác thải thành phân compost công suất 400 tấn/ ngày. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, khu xử lý đã đầu tư nâng công suất nhà máy và hiện có khả năng tiếp nhận 1.200 tấn rác sinh hoạt hàng ngày. Với dây chuyền công nghệ được nhập khẩu từ Bỉ, rác sau khi được tiếp nhận sẽ được sàng lọc, phân loại. Rác hữu cơ được ủ, phối trộn làm phân compost. Số rác vô cơ không có khả năng tái chế được đưa ra chôn lấp với tỷ lệ dưới 15% theo quy định.

Ông Nguyễn Văn Ba, Phó Giám đốc khu xử lý Quang Trung huyện Thống Nhất chia sẻ: “Hiện nay công ty vẫn đang trong quá trình vận hành thử nghiệm. Đối với công suất của nhà máy có thể đạt được 1.200 tấn một ngày. Tuy nhiên hiện nay công suất mới chỉ đạt 1.000 tấn/ ngày, nên vẫn chưa đủ để nhà máy vận hành với công suất tối đa”.

Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường, hiện nay, trung bình mỗi ngày, khối lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Đồng Nai khoảng trên 1.800 tấn. Rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về xử lý tại 7 khu xử lý tập trung theo quy hoạch. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chỉ có 2 khu xử lý là Quang Trung (huyện Thống Nhất) và khu xử lý tại xã Túc Trưng (huyện Định Quán) của Công ty cổ phần Thương mại xây dựng Đa Lộc đảm bảo giảm tỷ chôn lấp dưới 15% theo quy định. Các khu xử lý khác trong quá trình đầu tư, lắp đặt thiết bị hay vận hành thử nghiệm nên kết quả xử lý chưa đáp ứng yêu cầu.

“Khó khăn nhất đối với công ty vẫn là việc phân rác tại nguồn. Do rác của mình không được phân rác tại nguồn nên chi phí xử lý rất lớn, từ nhân công phân loại cho đến chi phí hoá chất, rồi vi sinh vật bổ sung vào trong quá trình ủ cũng như chất lượng mùn sau khi ủ cũng còn một số thành phần”, ông Nguyễn Văn Ba, Phó Giám đốc khu xử lý Quang Trung chia sẻ.

ưergerhb.JPG
Việc xử lý chất thải đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Dù  đã có nhiều nỗ lực nhưng đến cuối năm 2019, lượng rác sinh hoạt được xử lý làm phân compost và đốt mới đạt hơn 1 ngàn tấn/ngày. Khối lượng chôn lấp hợp vệ sinh 463 tấn/ngày còn chiếm khoảng 30%. Vấn đề đặt ra hiện nay là nhiều khu xử lý tập trung được quy hoạch, nhưng quá trình triển khai lắp đặt thiết bị cũng như xây dựng các hạng mục công trình chậm so với kế hoạch nên không đủ điều kiện tiếp nhận xử lý rác theo quy định. Về phía các cơ quan nhà nước, do còn có những vướng mắc liên quan đến công tác đấu thầu, thanh quyết toán chi phí thu gom, vận chuyển xử lý các bãi rác sinh hoạt tồn lưu, cũng như việc thanh toán chi phí xử lý rác thải sinh hoạt tại các huyện khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư các khu xử lý rác gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Long Thành: “Trước đây trên địa bàn huyện Long Thành có khu xử lý rác tại xã Bàu Cạn của Công ty Phúc Thiên Long. Nhưng do xử lý chưa đạt chuẩn nên huyện chuyển về Quang Trung để xử lý đạt chuẩn. Thời gian tới đề nghị các cơ quan xem xét triển khai điểm xử lý rác tập trung tại Long Thành để tránh vận chuyển xa, tránh thất thoát tài sản, phương tiện của nhà nước”.   

Việc thu gom, xử lý tối đa các loại chất thải và giảm tỷ lệ chất thải chôn lấp đem lại lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó, tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyền các hộ gia đình đăng ký thu gom rác, thực hiện phân loại rác tại nguồn; yêu cầu các đơn vị thu gom rác đầu tư xe chuyên dụng để không làm rơi vãi rác, nước thải trong quá trình vận chuyển; trích nguồn kinh phí bảo vệ môi trường chi trả cho việc thu gom rác ở nơi công cộng; tổ chức ra quân thu dọn rác thường xuyên nhằm hoàn thành chỉ tiêu thu gom 100% chất thải sinh hoạt. Đồng thời các khu xử lý chất thải nhanh chóng hoàn thành các thủ tục pháp lý, đưa vào vận hành chính thức công nghệ, công suất xử lý rác được phê duyệt; xử lý rác phân loại theo đúng quy trình vừa tận dụng được nguồn tài nguyên tái chế, giảm diện tích đất chôn lấp vừa góp phần giảm tỷ lệ rác chôn lấp dưới 15%.

Hiện tỉnh đang tập trung tháo gỡ những vướng mắc, đồng thời đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai và đưa vào vận hành dây chuyền xử lý rác sinh hoạt tại các khu xử lý tập trung theo quy hoạch. Mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 100%; trong đó, đảm bảo tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không quá 15% theo tinh thần nghị quyết Tỉnh ỷ, HĐND tỉnh đã đề ra.

Thanh Cảnh

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập