Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
​Phát huy hết tiềm năng lợi thế để phát triển vùng kinh tế trọng điểm   08-01-2021
Ngày 11/9, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng trọng điểm, trong đó yêu cầu tập trung quán triệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng chương trình kế hoạch và hành động cụ thể. Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai cũng vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

long thanh.jpg
UBND tỉnh cũng yêu cầu, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. 

Kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Nai được xây dựng trên quan điểm đổi mới tư duy, sáng tạo, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn tỉnh, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và xác định các yếu tố bứt phá để phấn đấu vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc thực hiện hóa khát vọng phát triển của tỉnh; tăng cường các hoạt động điều phối liên kết vùng để thúc đẩy liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đảm bảo chủ động, hiệu quả, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các hoạt động liên kết vùng; Xây dựng quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp nhiều quy hoạch, thể hiện được vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cách làm đổi mới sáng tạo, không tư duy dàn trải, chỉ nghĩ lợi ích của một địa phương mà bỏ qua các yếu tố vùng, yếu tố quốc gia; nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2015, để phát triển kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là các dự án giao thông, thủy lợi liên vùng, các dự án quan trọng, quy mô lớn tác động lan tỏa tích cực; Xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc thù, lợi thế so sánh của từng địa phương trong tỉnh để tập trung thu hút đầu tư, hạn chế phát triển dàn trải, trùng lặp, cạnh tranh giữa các tỉnh và địa phương trong tỉnh, tránh phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực phát triển không bền vững; các địa phương trong vùng và liên vùng, các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm cần  chủ động phối hợp thúc đẩy liên kết vùng, xác định vị trí, vai trò kết nối của từng địa phương trong vùng và giữa vùng với cả nước thông qua các hình thức liên kết và điều phối vùng phù hợp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

UBND tỉnh cũng yêu cầu, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện theo đúng yêu cầu. Trong đó, UBND tỉnh giao giao các sở ngành liên quan tham mưu, phối hợp cùng thực hiện các nội dung chính như: xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, huy động nguồn lực đầu tư phát triển, đào tạo và sử dụng lao động, thực hiện cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin, thực hiện cơ chế điều phối vùng kinh tế trọng điểm.

Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ cũng đã nêu rõ trong thời gian qua, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) đã nỗ lực, tích cực phối hợp triển khai các nhiệm vụ phát triển các vùng KTTĐ và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các vùng KTTĐ đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2019, cả 4 vùng KTTĐ trên cả nước đóng góp 72,95% vào tốc độ tăng bình quân GDP của toàn bộ nền kinh tế. Các vùng kinh tế trọng điểm là các cực tăng trưởng quan trọng, đã thể hiện vai trò đầu tàu, dẫn dắt cả nước, cứ 1% tăng trưởng của 4 vùng KTTĐ sẽ làm GDP của toàn bộ nền kinh tế tăng 0,61%. Nổi bật là vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam, trong giai đoạn 2011-2019, quy mô GRDP của 2 vùng chiếm tỷ trọng hơn 61% trong GDP, thể hiện là các vùng “trọng điểm của các vùng trọng điểm”.

Mặc dù vậy, các vùng KTTĐ chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có, để tận dụng thời cơ, cơ hội phát triển, đồng thời đang đối mặt nhiều thách thức như: tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ của vùng trong cơ cấu ngành cả nước có xu thế tăng chậm, nguồn thu ngân sách nhà nước chưa bền vững, một số địa phương nguồn thu còn phụ thuộc một số ngành nhất định; cơ chế điều phối vùng chưa thực sự hiệu quả, cơ chế liên kết giữa các ngành, lĩnh vực chưa có hoặc còn lỏng lẻo, liên kết và phân công nhiệm vụ giữa các địa phương trong vùng chưa rõ ràng, không phát huy được lợi thế, tiềm năng; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình phát triển mới; huy động nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng còn hạn chế nhất là hạ tầng giao thông; khó khăn về quỹ đất để phát triển khu công nghiệp, thu hút các dự án quy mô lớn; nhiều vấn đề về quản lý đô thị cần giải quyết như áp lực về tăng dân số, ngập úng, ùn tắc giao thông, nhà ở cho người lao động, ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của các vùng KTTĐ. Trước các tác động của đại dịch Covid-19, các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước, phát triển du lịch... đến hết Quý II năm 2020 của các vùng KTTĐ đều thấp hơn so với cùng kỳ. Để khắc phục những hạn chế trên, phục hồi nhanh và tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các địa phương trong vùng KTTĐ nỗ lực, quyết tâm cao nhất vượt qua khó khăn, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, đổi mới, sáng tạo để tạo động lực phát triển chung của vùng và vì sự phát triển chung của đất nước.

Diệu Linh

 

 ​

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập