Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
​Hỗ trợ ứng dụng công nghệ nâng cao giá trị nông sản   08-01-2021
Theo Thông tin từ Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Đồng Nai, tính đến năm 2020 đã có 37 cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, chủ yếu ở các ngành nghề như cơ khí, chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, dệt sợi, thủ công mỹ nghệ góp phần nâng cao năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chế biến, thiết bị được điều khiển tự động, thay thế lao động thủ công, giảm độc hại cho người lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm hao hụt nguyên liệu so với làm thủ công, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng xu thế thị trường trong thời đại mới.



Ứng dụng công nghệ trong làm cốm dẹt tại Nhơn Trạch

Nhờ được đầu tư ứng dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất hiện đại, nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản tại Đồng Nai được nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao giá trị thương hiệu khi cạnh tranh trên thị trường.

Là sản phẩm từ nghề gia truyền có tuổi đời trên dưới 60 năm nay, cốm dẹp tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch trở thành món ngon thân thuộc của người dân nơi đây và là món quà mang đậm tình quê của thực khách gần xa khi ghé qua vùng đất Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch. Ngày nay, để nâng cao giá trị cạnh tranh cho cốm dẹp, các cơ sở sản xuất cốm tại Vĩnh Thanh đã kịp thời đưa công nghệ vào các khâu sản xuất để cho ra sản phẩm tinh tế, chất lượng hơn mà vẫn giữ nguyên được hương vị vốn có bao đời.

Từ bao đời nay, nghề sản xuất cốm dẹp Vĩnh Thanh là được biết đến là nghề gia truyền của cư dân miền Bắc khi vào định cư tại Nhơn Trạch, đặc sản cốm dẹp ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch vẫn luôn có chỗ đứng trên thị trường và ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình. Trong văn hóa ẩm thực người Việt, cốm dẹp được dùng nhiều trong nhiều món ngon như: chè, bánh, lớp bọc cho các loại chả - tôm – cá…chiên. Ngày nay, khi bước chân vào làng sản xuất cốm dẹp, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi từng công đoạn sản xuất cốm được đầu tư bài bản trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Từ chỗ làm thủ công thì giờ đây, sản phẩm cốm dẹp Vĩnh Thanh đã được sản xuất hoàn toàn bằng máy móc, hội tụ nhiều yếu tố cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tiêu biểu như ở cơ sở sản xuất cốm dẹp Long Phượng (ấp Sơn Hà, xã Vĩnh Thanh). Anh Nguyễn Văn Phương, chủ cơ sở sản xuất cốm dẹp Long Phượng cho biết, hiện cơ sở đã đầu tư hầu hết máy móc để thực hiện các công đoạn làm cốm dẹp: máy phân tích cốm, các công đoạn khác như luộc, sấy khô, xay tróc vỏ trấu, làm sạch bụi, cán dẹp, sàng lọc vụn, sấy cốm... cũng được làm bằng máy móc với công suất khoảng trên dưới 1,4 tấn/ngày. Do được căn chỉnh bằng máy nên đảm bảo nếp được luộc chín vừa, sấy đủ nhiệt nên cốm không quá giòn hoặc quá nhão.

thanh long.jpg
Nhờ ứng dụng công nghệ, trái công thanh long được chế biến thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau 

Trên địa bàn xã Vĩnh Thanh có 2 cơ sở sản xuất cốm dẹp được thụ hưởng chính sách khuyến công từ chương trình hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiến tiến trong sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm từ Trung tâm khuyến công và phát triển công nghiệp Đồng Nai. Nhờ được đầu tư máy móc công nghệ nâng cao giá trị nông sản, cốm dẹp của cơ sở Long Phượng được công nhận là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019.

Thanh long ruột đỏ được biết đến là nông sản tiêu biểu của Đồng Nai từ nhiều năm nay. Hiện diện tích cây thanh long trên địa bàn tỉnh hơn 1.000 héc ta. Để không lặp lại điệp khúc “Được mùa mất giá, mất mùa được giá” thì việc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách chế biến sâu, nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp nói chung và cho sản phẩm thanh long là yêu cầu đặt ra đối với người trồng thanh long trên địa bàn tỉnh. Nhờ được đầu tư công nghệ vào khâu chế biến sau thu hoạch, sản phẩm thanh long đã nâng cao giá trị trên thị trường, tạo thêm nhiều lựa chọn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tại cơ sở chế biến thanh long An Na (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất). Nhờ được đầu tư công nghệ, cơ sở đã nâng giá trị cho sản phẩm thanh long nhờ chế biến thành công nước ép thanh long lên men, bên cạnh sản phẩm thanh long tươi. Ban đầu, việc sản xuất nước ép tại cơ sở này chủ yếu bằng thủ công nên năng suất và sản lượng không cao, cơ sở chế biến thanh long An Na đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, nhằm tăng năng suất và đảm bảo vệ sinh an toàn toàn thực phẩm. Anh Ngô Thanh Long, chủ cơ sở chế biến kinh doanh thanh long An Na cho biết, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để năng cao năng suất lao động và quan trọng hơn là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm nước ép thanh long An Na được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Đồng Nai và là một trong 17 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP tỉnh Đồng Nai năm 2019.

Diệu Linh

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập