Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông cũng có tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nước.
Từng bước cải thiện
chất lượng môi trường nước sông
Theo
thống kê, Việt Nam hiện có hơn 100 lưu vực sông, với 3.450 sông, suối lớn nhỏ.
Tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 830 tỷ m3. Những năm qua,
cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã khiến việc xử lý rác thải, nước
thải vượt khỏi tầm kiểm soát, không ít dòng sông đã bị ô nhiễm và trở thành những
“dòng sông chết”.
Trong
khi đó, nhiều sông không có nguồn nước bổ sung, bị xâm lấn khiến dòng chảy chậm
và không có khả năng tự làm sạch, độc tố tích tụ lâu ngày đã dẫn đến ô nhiễm cả
nước mặt và nguồn nước ngầm. Ngoài ra, nhiều lưu vực sông trên cả nước còn bị ảnh
hưởng bởi các hoạt động phát triển thủy điện, khai thác cát trái phép đã ảnh
hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, môi trường sống của các loại dưới nước.
Trước
thực trạng nêu trên, từ năm 2006 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển
khai 7 chương trình quan trắc môi trường nước các Lưu vực sông lớn như: Sông
Nhuệ- Đáy; sông Cầu; sông Đồng Nai-Sài Gòn; sông Mã-Chu; sông Hồng-Thái Bình;
sông Vu Gia-Thu Bồn và các sông vùng Tây Nam Bộ.
Bên canh đó, các địa phương có hệ thống sông lớn chảy qua đã
thành lập các ủy ban lưu vực sông do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố luân phiên
làm Chủ tịch Ủy ban lưu vực sông) để đánh giá hiện trạng và bàn giải pháp bảo vệ
môi trường các lưu vực sông. Nhờ đó, chất lượng nước tại các lưu vực sông lớn đã
được cải thiện đáng kể và ngày càng tốt lên.
Sau nhiều nỗ lực của tỉnh trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, đến nay hệ thống sông trên địa bàn đã từng bước được hồi sinh, chất lượng môi trường nước được cải thiện.
Riêng
tại Đồng Nai, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường
lưu vực sông Đồng Nai (giai đoạn 2008-2020), báo cáo của Ủy ban Bảo vệ môi trường
lưu vực hệ thống sông Đồng Nai cho thấy chất lượng môi trường nước sông đã có
những cải thiện nhất định. Hiện 2 sông Đồng Nai, Thị Vải có chỉ số chất lượng
nước khá tốt.
Đồng
Nai chung tay bảo vệ các dòng sông
Tại
Đồng Nai, địa phương có hệ thống sông, suối, kênh, rạch khá nhiều, với trên 250
sông, suối lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có nhiều lưu vực sông lớn như: Đồng
Nai, La Ngà, Thị Vải. Riêng lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là một trong những
lưu vực sông lớn nhất của cả nước, chảy qua 11 tỉnh, thành phố phía Nam và cung
cấp nước cho khoảng 17 triệu dân trong việc sử dụng sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
Nhiều
năm trước, các sông, suối từng gần như bị "bức tử" do chất thải công
nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Trong đó phải kể đến dòng sông Thị Vải,
nơi được xem là “dòng sông chết” sau những sự cố môi trường do chất thải công
nghiệp. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực của tỉnh trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước, đến nay sông Thị Vải đã từng bước được hồi sinh, chất lượng môi trường nước
được cải thiện, tôm cá đã bắt đầu xuất hiện trở lại.
Theo
Sở Tài nguyên và Môi trường, để giảm ô nhiễm, nâng cao chất lượng nguồn nước
sông, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch và lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường nước;
đầu tư mới và nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị; xây dựng
trạm xử lý khu công nghiệp và kiểm soát nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất
công nghiệp. Đến nay, 25/31 khu công nghiệp đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào vận
hành hệ thống quan trắc tự động và truyền tải dữ liệu trực tiếp về Sở Tài
nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.
Về
mạng lưới quan trắc, hiện toàn tỉnh có 166 vị trí quan trắc nước mặt và 155
công trình quan trắc chất lượng nước dưới đất. Trong giai đoạn 2016-2020, ngành
chức năng đã thực hiện quan trắc nước mặt tại 18 sông, 55 suối, 20 hồ với 168 vị
trí.
Để
kiểm soát chất lượng nguồn nước tại các dòng sông, bảo vệ môi trường và bảo vệ
các dòng sông, theo Quyết định số 2676 của UBND tỉnh phê duyệt mạng lưới quan
trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2025, định hướng đến
năm 2030, trong 5 năm tới, Đồng Nai có hơn 340 công trình, trạm, vị trí quan trắc
môi trường nước (mặt, ngầm) trên các sông, hồ, suối, rạch. Trong đó có 169 vị
trí quan trắc chất lượng nước mặt gián đoạn và định kỳ; 16 trạm quan trắc nước
mặt tự động; 29 vị trí quan trắc chất lượng dòng chảy và 127 công trình quan trắc
nước dưới đất tại 9 huyện và 2 thành phố. Đây là hệ thống giúp ngành chức năng
kiểm soát các thông số liên quan đến chất lượng nước nguồn, lưu lượng dòng chảy;
theo dõi sự thay đổi các thông số; dự báo nguy cơ và kịp thời có giải pháp xử
lý khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm.
Ngày 14 tháng 3 là
Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông. Đây là ngày để cất cao tiếng nói để
bảo vệ các dòng sông thế giới. Đó là ngày để giáo dục lẫn nhau về những mối
đe dọa mà các dòng sông đang gặp phải và tìm hiểu về những giải pháp tốt hơn
liên quan đến nước và năng lượng.
|
T.Cảnh