Thời gian qua, Đồng Nai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Cụ thể, đến năm 2030 phát triển và làm chủ được 20 công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao của doanh nghiệp. Gia tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu trong công nghiệp chế biến chế tạo, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có giá trị tăng cao. Xây dựng và phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; xây dựng và phát triển khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi.
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 bao gồm 3 chương trình thành phần: Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao, phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì; Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương chủ trì; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.
Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình gồm: Hoàn thiện thể chế; Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ sử dụng kết quả nghiên cứu, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ; Hỗ trợ và tạo điều kiện cho ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ cao; Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò và tác động của công nghệ cao.
Được biết, những năm qua, thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã và đang hỗ trợ 47 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực dân sự với ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 470 tỷ đồng. Một số công nghệ nổi bật đã và đang được các doanh nghiệp tham gia Chương trình nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp là: công nghệ nano trong nghiên cứu phát triển và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất bóng nong mạch và stent phủ thuốc; Công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp một số chế phẩm vi sinh, enzym và protein; Công nghệ điện toán đám mây trong nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị truy nhập Wifi; Công nghệ sinh học ứng dụng sản xuất thuốc Peginterferon lamda 1, Pegfilgrastim đạt tiêu chuẩn châu Âu; Công nghệ chế tạo Robot 5 bậc tự do phục vụ đào tạo; Công nghệ thiết kế, chế tạo dây chuyền sản xuất linh hoạt kết cấu nhà thép nhẹ tiền chế; Dịch vụ ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý, giám sát, điều phối và tối ưu hóa kế hoạch sử dụng phương tiện; Công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất nông lâm thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Công nghệ chế tạo thiết bị hệ thống thu thập, lưu trữ hình ảnh DICOM hệ thống hội chẩn y tế trực tuyến Video và phần mềm bảo mật, khai thác cơ sở dữ liệu hình ảnh DICOM phục vụ chẩn đoán bệnh...
Nhiều doanh nghiệp, tham gia Chương trình đã và đang làm chủ được quy trình công nghệ hiện đại
Trong giai đoạn 2010-2020, nhiều doanh nghiệp, tham gia Chương trình đã và đang làm chủ được quy trình công nghệ hiện đại, giúp giảm giá thành sản phẩm, nhân rộng các quy trình công nghệ chuyển giao cho người sản xuất ở tất cả các lĩnh vực trên các đối tượng cây con chủ lực, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.
P.Hương