Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển một cách bền vững.
Theo
đó, mục đích của Kế hoạch là triển khai các nội dung của Đề án theo đúng tiến độ
thời gian góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết và tạo nền tảng cho sự chuyển
đổi mô hình nông nghiệp mang tính bền vững trên địa bàn tỉnh, đem lại hiệu quả
thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường; Triển khi thử nghiệm các giống cây
trồng mới, áp dụng công nghệ cao đồng bộ, hướng đến việc xây dựng, hình thành
các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa
theo các quy trình, tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo
vệ môi trường trên cơ sở khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên trên
nền tảng ứng dụng công nghệ cao của thế giới nói chung và Israel nói riêng, góp
phần nâng cao thu nhập, vị thế của người nông dân; Tận dụng, khai thác tối đa
các nguồn lực hiện có của Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai
trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng mô hình thí điểm điển hình, thực
hiện các chức năng khảo nghiệm các giống cây trồng mới, ươm trồng và phát triển
các giống cây ăn quả chủ lực của tỉnh. Xây dựng Trung tâm Ứng dụng công nghệ
sinh học tỉnh Đồng Nai trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao
trong nông nghiệp, nơi thực hiện các mô hình điển hình, mô hình trình diễn,
tham quan, học tập và chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tham quan mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Trang trại Việt (huyện Xuân Lộc).
Kế hoạch đặt ra nhiệm vụ và giải pháp là xây dựng 14 mô hình thí điểm các
loại cây trồng quan trọng có tiềm năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và lợi thế cạnh tranh gồm: Nhóm
mô hình công nghệ cao mang tính đột phá (nhóm A), áp dụng các giống mới cho
năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng ứng dụng nhiều công nghệ cao của
Israel (gồm 5 mô hình với các loại cây trồng như: Bơ Hass, thanh long vỏ vàng,
dứa MD2, chanh dây, chuối già Nam Mỹ); Nhóm mô hình thí điểm trọng yếu (nhóm
B), chủ lực nhằm tăng cường khả năng áp dụng công nghệ cao trên một số cây trồng
quan trọng tại địa phương (gồm 3 mô hình: các loại rau trồng trong nhà lưới,
tiêu, bưởi da xanh); Nhóm các mô hình mang tính hỗ trợ cho nền nông nghiệp truyền
thống của địa phương (nhóm C), gồm 5 mô hình: măng cụt, mít, xoài, chôm chôm, sầu
riêng.
Đồng thời, theo Kế hoạch cũng sẽ xây dựng 01 vườn ươm giống cây ăn trái tại
Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai với khả năng cung cấp 500 ngàn
cây giống/năm; Xây dựng Trung tâm Thông tin nông nghiệp; Xây dựng Phòng thí
nghiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tổ chức đào tạo nguồn nhân
lực trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Để thực hiện Đề án có hiệu quả, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho từng Sở,
ban, ngành và UBND các địa phương. Trong đó, đối với Sở Khoa học và Công nghệ có
trách nhiệm hỗ trợ cơ sở sản xuất áp dụng các chương trình quản lý chất lượng
tiên tiến vào quá trình sản xuất (HACCP, VietGAP, ISO, GMP, SSOP…); Áp dụng kết
quả các đề tài, dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông ngiệp để
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong quá trình sản xuất; Hỗ trợ, hướng
dẫn xác lập quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu đối với các sản phẩm
thuộc đề án.
T.Cảnh