Do dịch bệnh, cuộc thi được tổ chức online
Tại vòng thi này, các
nhóm đã trình bày sơ lược về dự án của mình, qua đó ban giám khảo đặt các câu hỏi
chất vấn, phản biện liên quan để làm rõ thêm để đánh giá dự án theo đúng tiêu
chí cuộc thi.
Sản phẩm xà phòng bưởi từ dự án Nghiên cứu, tận dụng nguồn bưởi non huyện Vĩnh Cửu để làm xà phòng thiên nhiên của tác giả Bùi Thị Thúy tham gia cuộc thi
Ghi nhận tại vòng thi cho thấy, nhiều dự án hiện đã có sản phẩm
thực tế, được đưa vào sản xuất kinh doanh trên thị trường như: Thanh Long đỏ
lên men của tác giả Ngô Thanh Long; Yến chưng tươi HaFarm - Món quà vì sức
khỏe của tác giả Phạm Lê Diệu Hằng; Nghiên cứu, tận dụng nguồn bưởi
non huyện Vĩnh Cửu để làm xà phòng thiên nhiên (xà phòng bưởi) của
tác giả Bùi Thị Thúy; Canh tác hồ tiêu an toàn của nhóm tác giả Lê Văn
Sách, Trương Đình Chánh; Đa dạng hóa các sản phẩm từ Yến sào Định
Quán; Sản xuất rượu thảo dược và rượu trái cây lên men công nghệ cao
của tác giả Giang Đình Thìn; Sản xuất dầu gội từ các sản phẩm truyền
thống: "Dầu gội mộc hương quê" của Dương Thị Việt Hà, Trịnh
Thị Nhung, Lê Thị Thu, Đinh Thị Nguyệt Mai; Chế biến các sản phẩm về
chuối theo chuỗi liên kết bền vững của tác giả Bùi Thị Nguyệt Thùy…Nhiều
dự án tận dụng được lợi thế về sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, qua đó ứng dụng
công nghệ để gia tăng sản lượng, chất lượng và tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Sản xuất thử nghiệm sản phẩm tinh dầu hoa ngũ sắc
Cuộc thi cũng ghi nhận
một số dự án ứng dụng công nghệ mới, đưa vào sản xuất vật liệu mới, sáng tạo… Mặc
dù mới dừng lại ở ý tưởng hoặc ở quy mô phòng thí nghiệm, sản xuất sản phẩm thử
nghiệm như: Tấm thấu quang cấu trúc gỗ của nhóm tác giả Hồ Quốc Đăng
Khánh, Ngô Nguyễn Phát Đạt, Đào Nguyễn Ngọc Trâm; Ứng dụng phiên dịch
phi ngôn ngữ SPEADRED của nhóm tác giả Phạm Lê Diệu Hằng, Phạm Lê Diệu
Hiền, Phạm Nguyễn Gia Bảo; Sản
xuất tinh dầu thiên nhiên ngũ sắc của nhóm tác giả Đỗ Thị Xuân Hồng, Ma
Hàng, Vũ Quang Hải, Trần Thị Ngọc Thúy…
Bảo Ngọc