Tại Đồng Nai, khoa học công nghệ cũng được ứng dụng và mang lại hiệu quả trong nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ
(KH&CN) đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) nhằm nắm bắt tình hình hoạt động KH&CN trên lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn thời gian vừa qua; đồng thời lắng nghe các đề xuất
và kiến nghị của ngành NN&PTNT về phát triển KH&CN trong thời gian tới.
Ngành NN&PTNT tỉnh đang có nhiều đề xuất, kiến nghị cho vấn đề ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất, bắt
kịp xu hướng nông nghiệp hiện đại.
Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp giúp nâng cao giá trị sản xuất
Báo cáo của Sở NN&PTNT cho biết,
giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt 45.352 tỷ đồng, tăng 3,43% so
với năm 2020. Trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ đóng
góp một phần quan trọng. Trong năm 2021, Sở phôi hợp với địa phương tiếp tục
triển khai 3 dự án khuyến nông Trung ương, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản
xuất cho cán bộ khuyến nông, nhân rộng 62 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT đã phối
hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch giai đoạn
202-2025 về: phát triển nông nghiệp hữu cơ, phát triển công nghiệp sinh học
ngành nông nghiệp, phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại
ngành nông nghiệp…Hỗ trợ hoàn thiện 15 hồ sơ nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm
nông nghiệp tham gia thực hiện Chương trình OCOP, thực hiện hỗ trợ xây dựng
nhãn hiệu cho các sản phẩm: Tôm càng xanh Trà Cổ, Bánh sữa Long Thành, bưởi da
xanh Vĩnh Cửu. Năm 2021, Sở NN&PTNT đã tham mưu Hội đồng thẩm định tổ chức
2 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, kết quả có 55 sản phẩm đạt chuẩn;
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nấm
Các mô hình nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, nhất là ứng dụng các thiết bị thông minh vào sản xuất nông nghiệp
của nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập trên đơn vị diện tích so với sản
xuất nông nghiệp truyền thống. Cụ thể như: Thiết lập thêm 7 vùng trồng và 6 cơ
sở đóng gói mở rộng thị trường xuất khẩu, hình thành hơn 65 ngàn ha diện tích
cây trồng ứng dụng mô hình tưới nước tiết kiệm, hiện UBND tỉnh đã phê duyệt 6 dự
án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành với
tổng diện tích gần 6 ngàn ha; có 442 trang trại chăn nuôi sử dụng công nghệ
chăn nuôi chuồng lạnh, chuồng kín, 89% trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý
chất thải đạt chuẩn. Các lĩnh vực khác về nuôi trồng thủy sản, thủy lợi, lâm
nghiệp đều được đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
Diệu Linh