Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22-5) năm 2022: Sống hài hòa với thiên nhiên   23-05-2022
Với mục đích tiếp tục xây dựng, tạo động lực và hỗ trợ trong khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2022 được Ban Thư ký Công ước đa dạng sinh học của Liên Hợp quốc phát động với chủ đề "Xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống". Chủ đề này nhấn mạnh và nâng cao tầm quan trọng của việc cùng nhau hành động xây dựng một tương lai chung, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực, hướng tới mục tiêu toàn cầu đến năm 2050 là “Sống hài hòa với thiên nhiên”.

vẻymnytmt1.jpg
Đồng Nai được đánh giá là khu vực có tính đa dạng sinh học rất cao.
Nỗ lực trong công tác bảo tồn

Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là đa dạng về loài. Theo báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước đa dạng sinh học, Việt Nam có khoảng 51.400 loài sinh vật được xác định, bao gồm: khoảng 7.500 chủng vi sinh vật; khoảng 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; khoảng 10.900 loài động vật trên cạn; khoảng 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt; và hơn 11.000 loài sinh vật biển khác. Hàng năm, nhiều loài mới tiếp tục được phát hiện, nối dài danh lục các loài hiện có ở Việt Nam.

Tuy vậy, hiện nay công tác bảo tồn đang trở thành vấn đề cấp bách do nhiều loài đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn săn bắt, buôn bán trái phép. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), ở Việt Nam, số loài bị đe dọa toàn cầu không chỉ tăng về số lượng, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Nhiều chuyên gia nhận định, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc suy giảm nền đa dạng sinh học của Việt Nam chính là tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã không ngừng gia tăng. Theo các chuyên gia, nếu tình trạng săn bắt, buôn bán, giết hại các loài hoang dã được hạn chế, có thể bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh từ động vật hoang dã sang người. Vì vậy, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ hệ động thực vật hoang dã, quý hiếm không phải chỉ riêng của lực lượng chủ rừng và các hạt kiểm lâm mà cần các địa phương và cả cộng đồng cùng tham gia.

Tỉnh Đồng Nai được các nhà khoa học đánh giá là khu vực có tính đa dạng sinh học rất cao, khi địa phương vẫn còn giữ được diện tích rừng nguyên sinh khá lớn, đặc biệt trên địa bàn lại có khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, vườn quốc gia… Trong đó, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là “ngôi nhà chung” của hơn 1.600 loài thực vật và gần 1.700 loài động vật. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai có giá trị đa dạng sinh học rất cao, là nơi lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm. Qua điều tra đã ghi nhận, có: 1.610 loài thực vật (trong đó có 38 loài trong sách đỏ như: gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai, giáng hương, vên vên…); 105 loài thú (trong đó có 39 loài trong sách đỏ như: voi, bò tót, chà vá chân đen, vượn đen má vàng, cu li nhỏ…); 351 loài chim; 159 loài bò sát; 41 loài ếch nhái, 1.189 loài côn trùng và 159 loài cá. Trong đó, có nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm trên thế giới và Việt Nam như: voi châu Á, bò tót, gấu chó,… và các loài cây quý hiếm như cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương,…

Chung tay hành động

Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã xây dựng và tích cực thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Đối với hoạt động bảo tồn loài, bên cạnh vai trò của các cơ quan chính phủ cũng có sự đóng góp từ khu vực ngoài nhà nước như: các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phát triển và cộng đồng. Nhiều hoạt động bảo tồn loài tại chỗ được chính phủ phê duyệt như: Đề án tổng thể bảo tồn voi ở Việt Nam (2013-2020); Chương trình quốc gia bảo vệ hổ (2014 – 2022); Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng của Việt Nam đến  2025, tầm nhìn đến 2030; Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2030; Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch bảo tồn loài trên địa bàn. 

bvebetn2.jpeg
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2002 có chủ đề "Xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống".

Để hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có công văn đề nghị các bộ, ban hành, đoàn thể Trung ương, UBND các địa phương có hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22-5).

Theo đó, đề nghị các cơ quan, đơn vị tăng cường truyền thông về vai trò, tầm quan trọng của đa dạng sinh học với cuộc sống con người; các mô hình, giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học; thúc đẩy tiêu dùng bền vững và có trách nhiệm.

Bộ TN&MT cũng yêu cầu các đơn vị lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Cùng với đó là tăng cường kiểm soát khai thác, buôn bán động vật hoang dã. Kiểm soát các tác động tới đa dạng sinh học như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước; khai thác tài nguyên kém bền vững và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.


Về lâu dài, Bộ TN&MT đề nghị các đơn vị xây dựng chương trình hành động có định hướng và phù hợp trong bối cảnh đang diễn ra thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên Hiệp Quốc,  trong đó phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, gìn giữ các tri thức truyền thông, các giống cậy trồng, vật nuôi bản địa theo khuyến nghị và hướng dẫn của Ban Thư ký Công ước Đa dạng sinh học.

Việc xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, số hóa quản lý di sản thiên nhiên cần được quan tâm đẩy mạnh, hướng tới việc số hóa công tác quản lý,  bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phù hợp với Chính phủ điện tử ngành TN&MT. Thực hiện các giải pháp phục hồi hệ sinh thái; thiết lập, cung cố hệ thống thông tin về đa dạng sinh học, tăng cường ứng dụng CNTT để kết nối với địa phương, từng vùng di sản thiên nhiên, xây dựng và triển khai thực hiện dự án chuyển đổi số, tăng cường năng lực; hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, công cụ và thực hiện điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.Tại Đồng Nai, nhiều năm qua, địa phương luôn tổ chức nhiều hoạt động thiết thức và ý nghĩa nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học. Hiện Đồng Nai xác định được 9 khu vực có đa dạng sinh học tương đối cao. Chi cục Bảo vệ môi trường đang xây dựng đề án lắp đặt các thiết bị quan trắc đa dạng sinh học để theo dõi, đánh giá biến động và tìm giải pháp bảo vệ.

Thanh Cảnh

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập