Sông Đồng Nai chảy qua khu vực có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năng động nhất cả nước.
Cộng đồng trên thế giới
cần được tiếp cận với nước sạch và đã đến lúc cần phải bảo vệ những dòng sông để
đảm bảo "mạch nguồn" xanh hơn bao giờ hết. Các hệ thống sông là khu vực
có sự đa dạng sinh học cao nhất trên Trái Đất và cũng là nơi có hoạt động mạnh
nhất của con người.
Đây
là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông
- mạch sống của các hệ sinh thái, đề ra những chính sách quản lý công bằng,
phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng
lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước. Theo
đó, các dòng sông, ngoài chức năng cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tưới
tiêu, vận tải, còn cung cấp nguồn năng lượng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,
bồi tụ vật liệu cát xây dựng và phù sa cải tạo đất.
Việt
Nam là quốc gia có hệ thống sống, suối khá dày đặc, với 3.450 con sông, suối,
có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 13 lưu vực sông lớn và quan trọng
gồm: lưu vực sông Hồng - Thái Bình; Bằng Giang - Kỳ Cùng; Mã; Cả; Hương; Vu Gia
- Thu Bồn; Trà Khúc; Kôn - Hà Thanh; Ba; Sê San; Srêpôk; Đồng Nai; Mê Kông.
Nhiều
năm qua, Việt Nam đã đưa ra những quyết sách quan trọng về quy hoạch khai thác,
bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông. Bên cạnh
đó, tăng cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, kiểm soát chặt
chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền
vững... Từ đó, nỗ lực bảo vệ và hồi sinh các dòng sông, vì tương lai xanh của
đất nước.
Theo
báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành
phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả 3 đề án bảo
vệ môi trường lưu vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, hệ thống sông Đồng
Nai.
Để
củng cố và tăng cường hiệu quả quản lý của công tác bảo vệ môi trường nói chung
và lưu vực sông nói riêng, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số
08/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định nhiều nội dung mới về công tác bảo vệ
môi trường nước lưu vực sông, đặc biệt là việc đánh giá sức chịu tải của sông,
hạn ngạch xả nước thải vào lưu vực sông, công bố các đoạn sông không còn khả
năng tiếp nhận chất thải...
Cùng
với việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, trong tháng 2 và
tháng 3/2023, Chính phủ cũng ban hành Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Hồng
– Thái Bình và Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các Quy hoạch
nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa,
phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng
nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, bảo vệ môi trường.
Trong đó, có 4/15 quy hoạch về tài nguyên nước đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt; 43/63 tỉnh/thành đã phê duyệt Danh mục nguồn nước phải
lập hành lang bảo vệ; 33/63 tỉnh/thành đã phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh lấy nước
sinh hoạt; 40/63 tỉnh/thành phê duyệt và công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không
được san lấp; 26/63 tỉnh/thành ban hành Danh mục vùng; Việc điều hoà, phân bổ
tài nguyên nước bảo đảm công bằng trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã từng
bước được hoàn thiện. Đặc biệt, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực
sông có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Sông Đồng Nai chạy qua đoạn cầu Đồng Nai nối TP. Biên Hòa với Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh.
Riêng với sông Đồng Nai
là con sông lớn thứ nhì ở Nam bộ (chỉ sau sông Cửu Long). Sông chảy qua các
tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước,
Đồng Nai, Bình Dương,
thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437km và lưu vực 38.600km².
Hệ thống sông Đồng Nai
đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
vùng kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam bộ nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh về công nghiệp và tốc độ đô thị hóa đã làm
gia tăng lượng nước thải lớn từ các khu công nghiệp (KCN), sinh hoạt, y tế,
làng nghề, thủy điện…đã làm chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm, nguy cơ
đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng trục triệu người. Vấn đề đặt ra là cần
có những hành động khẩn cấp để bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai, hướng
đến phát triển một cách bền vững.
Do
đó, muốn bảo vệ nguồn nước vùng Đông Nam bộ cần thực hiện một số giải pháp để
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, như tập trung xử lý nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp TP.Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trong vùng. Đồng thời kiểm
soát chặt chẽ và có biện pháp xử lý kịp thời các khu vực bị ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng lưu vực sông Đồng Nai.
Các địa phương trên lưu vực sông
Đồng Nai nên phối hợp rà soát, phân loại và xác định những điểm nóng ô nhiễm,
nhất là tại khu vực lấy nước cấp sinh hoạt… từ đó xây dựng những giải pháp ưu
tiên bảo vệ chất lượng nguồn nước tại những khu vực này. Thiết lập các trạm
kiểm soát tự động chất lượng nước sông tại các trạm thu nước thô cấp nước sinh
hoạt; hoàn chỉnh hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt sông, tăng tần suất
quan trắc để kiểm soát chất lượng nguồn nước. Đi đôi với việc rà soát và điều
chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến xả nước thải ra sông,
hạn chế các ngành nghề, khu công nghiệp có mức phát thải ô nhiễm cao về lưu
lượng và tải lượng. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các
nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mới. Hạn chế đầu tư một số cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm môi trường. Triển khai các giải pháp trồng cây hay vùng đệm ven sông
đối với các khu vực nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ bị ô nhiễm
cao. Tại các đô thị và khu công nghiệp mới, cần xây dựng và vận hành hệ thống
xử lý nước thải tập trung; tăng cường vai trò của cộng đồng trong các khu dân
cư về công tác bảo vệ nguồn nước. Công khai hóa trên các phương tiện thông tin
đại chúng về thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây
ô nhiễm môi trường nước trong vùng.
Thanh Cảnh