Lãnh đạo các Sở KH&CN trong vùng ký kết thỏa thuận hợp tác.
Phát
biểu khai mạc hội nghị, Thứ Bộ KH&CN Lê Xuân Định nhấn mạnh: Hội nghị giao ban KH&CN vùng Đông Nam bộ lần
thứ XVI năm 2023 được tổ chức nhằm triển khai Chương
trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính
phủ về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ về thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng
Đông Nam Bộ, trong đó TP. Hồ Chí Minh có vai trò dẫn dắt. Đây cũng là dịp để
tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
của các tỉnh trong vùng giai đoạn 2019-2023.
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự được nghe trình bày một
số bài tham luận của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cùng trao đổi, thảo
luận những vấn đề vướng mắc trong thực tế triển khai các hoạt động khoa học công
nghệ, đổi mới sáng tạo. Lãnh đạo Bộ KH&CN, Lãnh
đạo các đơn vị trực thuộc Bộ đã cung cấp thông tin, làm rõ nhiều vấn đề khó
khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu
trí tuệ, cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
KH&CN,… và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn để tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển
mạnh mẽ kinh tế - xã hội ở từng địa phương cũng như của cả vùng. Những
kiến nghị, đề xuất này đã được các đơn vị thuộc Bộ KH&CN giải đáp và tiếp
thu.
Đoàn công tác của Sở KH&CN Đồng Nai chụp hình với Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định (người thứ 3 từ trái qua).
Kết luận hội nghị, ông Lê Xuân Định, Thứ trưởng Bộ KH&CN ghi
nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động, sáng tạo của các địa phương trong quản
lý hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo, đạt được nhiều kết quả quan trọng
trong thời gian qua. Tuy nhiên theo Thứ trưởng, mặc dù có nhiều đóng góp quan
trọng nhưng những kết quả đạt được trong hoạt động KH&CN thời gian qua chưa
tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Vùng, chưa thực sự trở thành động lực
để duy trì phát triển kinh tế - xã hội. Theo Thứ trưởng, cần tổng kết, đánh giá
và nhìn nhận lại KH&CN đã thực sự là động lực, nền tảng cho phát triển kinh
tế - xã hội, sự đồng bộ giữa pháp luật và thực thi, hoàn thiện cơ chế, chính
sách về KH&CN; có những giải pháp vượt qua khó khăn, thách thức, tăng cường
đầu tư cho KH&CN không chỉ từ Nhà nước mà còn từ xã hội, đặc biệt là từ
doanh nghiệp, gắn với doanh nghiệp; tăng cường liên kết viện, trường và doanh
nghiệp, doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia.
Đặc biệt, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thu hút đội ngũ cán bộ KH&CN
đầu ngành, những nhà khoa học tài năng và nhà khoa học nước ngoài hợp tác, hỗ
trợ giải bài toán cụ thể của Vùng và của đất nước.
Lãnh đạo Bộ KH&CN
cũng đề nghị trong thời gian tới, các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ lấy
KH&CN và đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là
trọng tâm, hỗ trợ phát triển nhanh, bền vững, tạo bước đột phá kinh tế địa
phương theo hướng hiện đại; đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ cao,
công nghệ sạch, xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế
mạnh của địa phương, của vùng theo chuỗi sản phẩm/chuỗi giá trị; tăng cường đầu
tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho KH&CN và đổi mới sáng tạo; phát
triển nguồn nhân lực KH&CN và đổi mới sáng tạo …
Đối với các kiến nghị, đề xuất của địa phương gửi Bộ KH&CN và một số bộ, ngành liên quan, ông Lê Xuân Định yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ KH&CN căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động nghiên cứu, tiếp tục trao đổi, hướng dẫn địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tham mưu đề xuất cho lãnh đạo bộ xem xét, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ.
Giám đốc Sở KH&CN Đồng Nai Lại Thế Thông đóng góp ý kiến tại hội nghị.
Tại hội nghị đã diễn
ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các Sở KH&CN vùng Đông Nam bộ trong liên
kết, chia sẻ dư liệu, thông tin hoạt động của sản giao dịch công nghệ; nghi
thức chuyển giao địa điểm giao ban vùng năm 2025 cho Sở KH&CN tỉnh Bình
Phước.
Đông
Nam Bộ là vùng kinh tế quan trọng hàng đầu của cả nước, đồng thời là “cửa ngõ”
kinh tế và cầu nối của Việt Nam ra thế giới. Năm 2022, tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP) vùng Đông Nam bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng
35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước. Các tỉnh/thành phố trong vùng ngày càng
năng động, thể hiện rõ nét xu hướng tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
đổi mới công nghệ, xác định doanh nghiệp là đối tượng trung tâm của hoạt động khoa
học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Từ đó, tạo bứt phá về năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm, mang lại thành công hơn cho doanh nghiệp, đóng góp vào
phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng và cả nước.
T.C