Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
Tập trung hỗ trợ phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh   20-11-2023
Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng Đông Nam bộ rất có điều kiện để phát triển đầy đủ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ - du lịch… Hiện các địa phương trong vùng đang tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển các sản phẩm trọng điểm có lợi thế so sánh.

thehjtj1.JPG
Cùng với bưởi Tân Triều, sản phẩm chôm chôm Long Khánh cũng đã được Sở KH&CN Đồng Nai hỗ trợ xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý.
Theo Vụ Phát triển KH&CN địa phương, hiện các địa phương trong vùng Đông Nam bộ đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng lớn như: xoài (Đồng Nai, Tây Ninh); chôm chôm, chuối (Đồng Nai); nhãn (Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu); mít (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh); sầu riêng (Đồng Nai, Bình Phước); măng cụt (Đồng Nai, Bình Dương)… Đây là điều kiện quan trọng để áp dụng đồng bộ giới hóa vào sản xuất, tập trung ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. 

Để hỗ trợ phát triển các sản phẩm trọng điểm có lợi thế so sánh, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, các địa phương trong vùng Đông Nam bộ đã xây dựng nhiều chương trình, dự án hỗ trợ. Đơn cử như tại Bà Rịa – Vũng Tàu, thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án “ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Mục tiêu cùa đề án là đánh giá đúng thực trạng và khả năng ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh, dự báo xu hướng ứng dụng trong thời gian tới.

Với Tây Ninh, địa phương có thế mạnh về cây mía, Sở KH&CN đã hỗ trợ Công ty Mía đường Thành Thành Công khảo nghiệm giống mía nhập nội nhằm cải thiện bộ giống mía cho vùng nguyên liệu của tỉnh. Trong đó, 01 giống mía mới hoàn thiện Co86-032 có năng suất bình quân từ 8,47-8,77 tấn/ha, cao hơn 11,29-22,52% so với đối chứng, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt. Ngoài ra, phát triển 03 giống mía mới triển vọng gồm: VMC87-599 có năng suất đường bình quân từ 8,15-8,47 tấn/ha; giống MPT97-130 có năng suất đường từ 8,07-8,16 tấn/ha; giống PSR01-136 có năng suất bình quân 7,45-8,30 tấn/ha…

frwhgre3.JPG
Nông dân Tây Ninh ứng dụng cơ giới vào trồng mía.

Tại Đồng Nai, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay toàn tỉnh hiện có hơn 2 ngàn ha cây trồng chủ lực đạt chứng nhận sản xuất an toàn. Tỉnh đã xây dựng được 80 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ với quy mô hơn 1,4 ngàn ha cây trồng và hơn 23,7 ngàn vật nuôi; gần 149ha cây trồng ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới; ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm đối với cây trồng trên diện tích hơn 57,6 ngàn ha.

Phong trào tự sản xuất, ứng dụng lợi khuẩn Probiotic (IMO) và nấm men rượu (MEVI) để tạo ra phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất trồng trọt được nhiều nông dân quan tâm ứng dụng. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại đạt khoảng 90%. Trong đó có 21% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín; 11,5% trang trại ứng dụng công nghệ tự động hóa; khoảng 45% tổng đàn heo và 31% tổng đàn gà của các doanh nghiệp được truy xuất nguồn gốc. Sản lượng heo, gà cung cấp ra thị trường đạt chứng nhận VietGAHP ngày càng tăng.

rrrymi2.JPG
Sản phâm tôm càng xanh Trà Cổ (H.Tân Phú) được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể.

Bên cạnh đó, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc thù tại địa phương như: sản phẩm tôm càng xanh xã Trà Cổ (H.Tân Phú); tham mưu UBND tỉnh chấp thuận sử dụng tên địa danh trên địa bàn tỉnh để đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương như: xoài Xuân Trường, hồ tiêu Thanh Bình, quýt Thanh Sơn, nấm mèo Long Khánh… Hỗ trợ 10 đề án ững dụng máy móc, thiết bị tiên tiến cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Trong sản xuất nông nghiệp, trình độ công nghệ cũng từng bước được nâng cao theo hướng ứng dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được thực hiện cơ giới hóa như: tưới nước (75%), thu hoạch lua, xay xát (trên 80%), vận chuyển, làm đất (hơn 90%)…

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp đã được đưa vào ứng dụng với các mức độ khác nhau và đem lại nhiều kết quả tích cực, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu lao động tại địa phương, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.


Theo thống kê của Sở KH&CN Đồng Nai, giai đoạn 2017-2022, trên địa bàn tỉnh có 80 đề tài đã được nghiệm thu, ứng dụng vào thực tế. Trong đó, lĩnh vực “Khoa học nông nghiệp” có số đề tài được nghiệm thu, ứng dụng nhiều nhất với 36 đề tài, dự án. 

Các đề tài, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra được nhiều nhân tố mới tích cực, tạo ra được những mô hình, giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ các loài thực vật có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế. Qua đó, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, đặc biệt đã hình thành các liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng và phát triển.

Tiêu biểu như đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và thị trường để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa bền vững tại Đồng Nai”; đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ, khắc phục sượng trái và hỗ trợ phát triển thương hiệu cho loại trái cây đặc sản măng cụt ở Đồng Nai”…​

T.C

 

 

 

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập