Nhóm nghiên cứu chụp hình lưu niệm với các thành viên hội đồng.
Mục
tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe lao động
nữ ngành may mặc và giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó, mục tiêu cụ
thể là xác định các yếu tố ở môi trường lao động của các doanh nghiệp may mặc
và giày da; các yếu tố xã hội của lao động nữ trong 2 ngành trên; mối liên quan
giữa các yếu tố môi trường làm việc, môi trường xã hội và sức khỏe của lao động
nữ; giám định các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện tại các
doanh nghiệp may mặc và giày da; đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ lao động
nữ ngành may mặc và giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
May mặc và giày da là 2 ngành có lực lượng lao động
nữ chiếm tỷ lệ rất cao, tương tương 75% và 85% tổng số lao động của ngành. Tuy
nhiên, lao động làm việc trong 2 ngành này luôn phải làm việc trong điều kiện
áp lực cao về mặt thể chất và tinh thần như: áp lực về tâm lý, tiếp xúc với môi
trường làm việc có nhiệt độ cao, độ ổn cao và thậm chí là các hóa chất độc hại.
Những yếu tố này có những tác động và ảnh hưởng khác nhau đến tình trạng sức khỏe
người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Do đó, cần thiết phải có sự quan
tâm và nâng cao sức khỏe lao động nữ ở nhóm ngành này.
Theo TS.BS Trịnh Hồng Lân, Phân viện Trưởng Phân
viện khoa học an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Nam, kết
quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp thêm số liệu giúp các nhà quản lý hoạch định
chính sách và có giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống lao động nữ; từ
đó, gia tăng giá trị lao động cho các doanh nghiệp may mặc và giày da trên
địa bàn tỉnh.
Thanh Cảnh