Quang cảnh hội nghị.
Theo
UBND huyện, những năm qua, được sự quan tâm, theo dõi và chỉ đạo kịp thời của
các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hưởng ứng của nhân dân, các hoạt động về KH&CN
của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Các tiến bộ KH&CN từng bước được
ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống, sản xuất, góp phần nâng cao nhận thức
của người dân về vị trí, vai trò của KH&CN; nâng cao năng suất, chất lượng
của sản phẩm.
Là
địa phương có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, huyện Xuân lộc đã đầu
tư, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trên địa bàn huyện
hiện có 3.500 ha đất trồng trọt đạt hiệu quả cao, cho doanh thu trên 300 triệu
đồng/ha/năm. Đặc biệt đã xuất hiện những mô hình cho doanh thu đạt trên 01 tỷ đồng/ha.
Bên
cạnh đó, đã triển khai nhân rộng các dự án đã đưa vào nghiệm thu từ các năm trước
như: Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng nhằm phát triển hồ tiêu bền vững và liên
kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại huyện Xuân Lộc” (2013-2015) do Trung
tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông nam bộ thực hiện; dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật
nuôi cho đồng bào dân tộc Chơ-ro, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”
(2014-2016) do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện; dự án “Ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình ghép chuyển đổi nhanh giống xoài Bưởi
sang một số giống xoài chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ở huyện Xuân Lộc”
(2019-2022) do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp bền vững thực hiện;
dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển hồ tiêu đạt
tiêu chuẩn GLOBAL GAP tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” (2019-2022) do Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông ngiệp Công nghệ cao thực hiện.
Đại diện 1 doanh nghiệp, HTX phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Để hoạt động KH&CN trên địa bàn phát triển
trong thời gian tới, huyện Xuân Lộc đề nghị tỉnh tiếp tục ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về
tài chính, về cơ chế để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh đầu tư đổi mới
công nghệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương
hiệu,… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng
lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu
trí tuệ trong quá trình hội nhập.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
trên địa bàn huyện, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường mở
các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp thông
tin, mở rộng, phát triển các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào
thực tiễn sản xuất và đời sống đem lại hiệu quả kinh tế cao….
Thanh Cảnh