Tỉnh Đồng Nai đang tiên phong trong thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
Theo
UBND tỉnh Đồng Nai, đến năm 2030, Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành một nền kinh
tế năng động - là động lực tăng trưởng, hạt nhân phát triển của Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam; cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cần thiết để trở thành thành phố
trực thuộc Trung ương trong giai đoạn 2030-2035. Tỉnh Đồng Nai sẽ đi đầu trong
phát triển công nghiệp hiện đại, trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo,
của ngõ trung chuyển của miền Nam lấy Cảng hàng không quốc tế Long Thành làm hạt
nhân; có hệ thống đô thị ven sông, đô thị sinh thái hiện đại, thông minh và
đáng sống với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và y tế hàng đầu cả nước.
Với
tư duy đột phá, phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, Đồng Nai xác định
tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của Việt
Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, đầu mối giao thương
quốc tế và đô thị đẳng cấp, đáng sống; đồng thời, tỉnh Đồng Nai cũng sẽ là nơi
tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng
tâm, hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính “Net Zero 2050”.
Đề
án giảm thiểu khí các-bon trên địa bàn tỉnh sẽ giúp tỉnh Đồng Nai nâng cao năng
lực quản lý, đánh giá và theo dõi phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh; xây
dựng và thực hiện lộ trình giảm phát thải theo sự thống nhất của tỉnh; phát triển
và triển khai các chiến lược và dự án giảm thiểu các-bon theo chuyên ngành và
đa ngành; xác định và kết nối với các đối tác tài chính xanh để đảm bảo đầu tư
vào tính và thực hiện các giải pháp tài chính xanh sáng tạo; tạo ra các cơ hội
mới cho Đồng Nai trong việc phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần
hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế số và kinh tế trung tính các-bon, đáp ứng nhu cầu
và kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế.
Mục
tiêu của Đề án nhằm đánh giá được đúng thực trạng phát thải khí nhà kính trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó, Đồng Nai xác định mục tiêu, định hướng, nhiệm
vụ, giải pháp thực hiện giảm thiểu khí các-bon của tỉnh Đồng Nai, góp phần thực
hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của cả nước theo Quyết
định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án về
những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham
gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Đồng thời,
xây dựng lộ trình và cách thức thực hiện trong việc cắt giảm phát thải trên địa
bàn toàn tỉnh theo lộ trình tham chiếu của các khu vực lân cận và đã tích hợp với
quy hoạch phát triển của tỉnh Đồng Nai. Lộ trình cụ thể sẽ được tham luận và thống
nhất trong quá trình thực hiện Đề án nhằm đảm bảo tính phù hợp và khả thi cũng
như xét đến các yếu tố đặc trưng của tỉnh.
Tại
đề án này, Đồng Nai chọn 7 ngành nghề, lĩnh vực để nghiên cứu và thực hiện giảm
thiểu các-bon là: năng lượng; giao thông; công nghiệp; môi trường; nông nghiệp,
lâm nghiệp và sử dụng đất; xây dựng và vật liệu; khu đô thị. Đây đều là ngành
nghề, lĩnh vực, khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, có tỷ lệ phát thải cao
và có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực nhất từ biến đổi khí hậu.
Giải
pháp đặt ra là xác định chi tiết tiềm năng các nguồn năng lượng. Phát triển mạnh
các dự án năng lượng mới không phát thải như: sản xuất nhiên liệu hydrogen,
amoniac xanh; phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng. Cùng với đó, hình thành
cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ carbon, đảm bảo năm 2030 thị trường tín chỉ
carbon của tỉnh được vận hành, kết nối với các thị trường trong nước, các nước
khu vực và trên thế giới.
Đồng Nai đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.
Về
tổ chức triển khai thực hiện Đề án, Ban Chỉ đạo về tăng trưởng xanh tỉnh Đồng
Nai tập trung triển khai thực hiện theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; đồng thời, Ban Chỉ đạo về
Tăng trưởng xanh tỉnh Đồng Nai còn chỉ đạo, điều phối triển khai thực hiện Đề
án theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Căn cứ các nội dung của Đề án này,
các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ
được giao.
Cũng
trong giai đoạn này, tỉnh sẽ có báo cáo mục tiêu, thời hạn giảm phát thải cụ thể
cho từng ngành, lĩnh vực trọng điểm và toàn tỉnh. Báo cáo phát triển chiến lược
chuyên ngành và đa ngành nhằm giảm thiểu carbon trong các ngành kinh tế trọng
điểm. Báo cáo phương án, lộ trình chuyển đổi xanh trong các khu công nghiệp và
trung tâm logistics để đạt mục tiêu net zero năm 2050.
Theo
PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) thuộc Hội
bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ở góc độ địa phương, Đồng Nai cần nỗ
lực, cùng với các bên liên quan xây dựng cơ chế, nguồn vốn khuyến khích, hỗ trợ
các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất theo hướng hiệu quả tài nguyên, tiết
kiệm năng lượng; hỗ trợ tín dụng, trợ giá sản phẩm tái chế. Một vấn đề nữa là
cũng cần phải hình thành và phát triển thị trường các sản phẩm tái chế, xanh, sạch,
thân thiện với môi trường.
Theo quyết định thực
hiện đề án, đối với Sở KH&CN, UBND tỉnh giao chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan tổ chức đánh giá nhu cầu công nghệ sạch, phát thải các – bon
thấp theo quy định để thực hiện cam kết đạt mức phát thải dòng bằng “0” vào
năm 2050; Tổ chức triển khai các nhiệm vụ KH&CN, đổi mới sáng tạo phát
triển các – bon thấp trong các ngành, lĩnh vực.
|
Thanh Cảnh