Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm được chứng nhận nhãn hàng hóa.
Theo
đó, mục tiêu chung của Chương trình là nhằm cụ thể hóa nội dung của Chương
trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
phù hợp với yêu cầu của tỉnh, đưa sở hữu trí tuệ (SHTT) trở thành công cụ quan
trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường khuyến khích đổi
mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT, tiến tới hình
thành văn hóa SHTT trong xã hội đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong
đó, mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, 100% các trường đại học, viện nghiên cứu được
tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền SHTT cho các kết quả
nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; tối thiểu 40% sản phẩm được công nhận
là sản phẩm dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh, sản phẩm gắn với Chương trình mỗi
xã một sản phẩm (Chương trình OCCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và
phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo
hộ; tăng cường năng lực và hiệu quả thực thi quyền SHTT, thúc đẩy công tác bảo
vệ quyền SHTT trong môi trường số.
Mục
tiêu đến năm 2030, số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế của các viện nghiên cứu,
trường đại học tăng trung bình 5-10%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây
trồng tăng trung bình 5-10%/năm. Hỗ trợ ít nhất 03 doanh nghiệp ứng dụng sáng
chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ để phát triển thương mại hóa sản phẩm hoặc nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản/sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh kể
cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam hàng năm; Tối thiểu 60% sản
phẩm được công nhận là sản phẩm dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh, sản phẩm gắn
với Chương trình OCCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản
trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.
Doanh nghiệp tham gia tìm hiểu vấn đề sở hữu trí tuệ tại một sự kiện do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức.
Ngoài ra, hỗ trợ tạo
lập và đăng ký bảo hộ sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và giống cây trồng mới trong và ngoài
nước (mỗi năm: ít nhất 30 đơn vị (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu
hàng hóa); 1 giống cây trồng); Hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu
chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm
làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương (ít nhất 20 nhãn hiệu chứng
nhận/nhãn hiệu tập thể) và hỗ trợ đăng ký bảo hộ ra ngoài nước (ít nhất 08 nhãn
hiệu); Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
tăng trung bình 8 - 10%/năm…
UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, quản lý,
tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chung của Chương trình; Phối hợp với
các sở, ban, ngành, UBND các huyện và thành phố Long Khánh và thành phố Biên
Hòa tổ chức và triển khai thực hiện Chương trình.
Thanh Cảnh