Tổ chức hoạt động đổi chất thải lấy quà tặng để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.
Theo
đó, căn cứ tình hình thực tế, cao điểm từ cuối tháng 5 đến kết thúc tháng 6 năm
2024, đồng loạt tổ chức các hoạt động cộng đồng như: Mít tinh, phong trào ra
quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải. Phát động
Chiến dịch chung tay bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu bằng các hành động thiết thực, hiệu quả. Treo băng rôn, pano, áp phích
(khuyến khích sử dụng từ các vật liệu có tính thân thiện môi trường) tại các cơ
quan, đơn vị, địa điểm công cộng phù hợp để đẩy mạnh tuyên truyền chủ đề Ngày
Môi trường thế giới năm 2024 đạt tính lan tỏa cao.
Các
cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn
bản hướng dẫn thi hành; Xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường đào tạo nguồn
nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu phòng chống sa mạc hóa; điều
tra đánh giá thực trạng hoang mạc hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về sa mạc hóa,
xây dựng bản đồ hạn hán cho các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp; tổ chức các
hoạt động chuyển giao công nghệ và những kết quả về hợp tác quốc tế, hợp tác
khu vực, trong đó có sáng kiến về giảm phát thải thông qua các nỗ lực hạn chế mất
rừng và suy thoái rừng, sáng kiến về chi trả dịch vụ môi trường rừng…
Bên
cạnh đó, căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương, cần chủ động xây dựng
kế hoạch, tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và sinh
thái. Tập trung rà soát, phân loại, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường đất;
điều tra, đánh giá khu vực đất bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm đảm bảo các khu vực
này phải được khoanh vùng; xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục
hồi môi trường đất bị ô nhiễm theo quy định; có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu
tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn. Tăng cường sự phối hợp giữa
các cấp, các ngành và tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tiếp cận
với các thông tin và kỹ thuật phòng tránh khô hạn và hoang mạc. Tăng cường bổ
sung nguồn kinh phí, nguồn nhân lực, các phương tiện dự báo thời tiết, khí tượng
thuỷ văn của Trung ương và địa phương trong việc chống sa mạc hóa và hạn hán.
Ra quân thực hiện các hoạt động thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh, Ngày thứ 7 xanh...
Đẩy
mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất,
phát triển sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ hoặc bị sa mạc hóa, bên
cạnh đó nghiên cứu và áp dụng những giải pháp tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả
nguồn nước và bảo vệ bề mặt của đất. Đặc biệt, các cấp chính quyền cần nâng cao
nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa là một phần
không thể tách rời của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là nhiệm vụ quan
trọng của quá trình phát triển bền vững gắn chặt với các chương trình dự án,
sáng kiến có liên quan tới biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và phát triển
sinh kế bền vững.
Kiểm
soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp (đặc
biệt là hoạt động chăn nuôi và canh tác nông nghiệp) và quy định về phân loại
rác thải tại nguồn. Đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu
cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải
tương ứng trước khi thải ra môi trường, đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không
đúng quy định ra môi trường đất; đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến,
thân thiện với môi trường, các mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển
kinh tế xanh, phát triển bền vững nhằm hạn chế tối đa quá trình sa mạc hóa, ứng
phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tăng
cường triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc phục hồi đất, chống
hạn hán và sa mạc hoá đặc biệt là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện
tượng hạn hán, sa mạc hoá. Đồng thời, phát hiện, biểu dương, khen thưởng tổ chức,
cá nhân và cộng đồng, doanh nghiệp có thành tích, sáng kiến tiêu biểu trong hoạt
động bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên của đất
nước.
Thanh Cảnh