Chiếc
máy được thiết kế với phần khung chắc chắn với 6 bánh xe, đảm bảo độ an toàn
cho người lái
Từ cải tạo hệ thống
tưới nước, bón phân cho vườn dưa lưới
Trồng
dưa lưới trong nhà màn có lẽ là mô hình không quá mới hiện nay, tuy nhiên, để
có những trái dưa lưới đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất bán cho thị trường
thì ngoài các điều kiện về hệ thống nhà màng, hạt giống thì hệ thống tưới cũng
phải đảm bảo về mặt kỹ thuật.
Đơn
cử như tại vườn dưa của hộ chị Phạm Bảo Trân và anh Phùng Hải Đăng, xã Phước
An, vườn dưa lưới của anh chị hiện có hệ thống tưới được đầu tư theo công nghệ
Israel tưới nhỏ giọt kết hợp bộ châm phân tự động.
Tuy
nhiên, lúc mới trang bị thì hệ thống tưới chưa được trang bị bộ châm phân bón tự
động nên dễ xảy ra tình trạng kết tủa phân, gây bít tắc hệ thống tưới, hao phí
phân bón vì cây không hấp thu được chất kết tủa. Vì vậy trên cơ sở nền tảng kỹ
thuật ban đầu, anh chị đã tìm hiểu từ những nhà vườn đi trước để cải tiến và
nâng cấp hệ thống tưới nước phù hợp với vườn dưa của mình.
Anh
Đăng cho biết: “hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bộ châm phân tự động gồm 3 bồn
chứa: 1 bồn 2000 - 5000 lít, 2 bồn 100 lít chứa phân đậm đặc. Nhờ vào hệ thống
venturi hút phân dựa trên áp lực dòng chảy mà phân từ hai bồn phân đặc đi vào
dòng chảy nước khi hệ thống tưới chạy. Nồng độ phân có thể điều chỉnh được lưu
lượng phân đi vào bằng đồng hồ đo. Nhờ vậy mà phân bón được hòa tan với nước tưới
đi tức thời nên sẽ tránh được sự kết tủa”.
Ngoài
ra việc sử dụng bộ châm phân tự động bằng venturi sẽ giảm chi phí thuê nhân
công pha phân mỗi ngày. Chỉ cần thiết lập nồng độ thì hệ thống sẽ bơm phân bón
theo mong muốn của chủ vườn. Mỗi ngày hệ thống sẽ tự động bơm nước tưới cho cây
khoảng 20 lần, mỗi lần tưới cách nhau 30 phút giúp cây cân bằng độ ẩm và chỉ số
dinh dưỡng, nhờ vậy mỗi trái dưa khi thu hoạch có cân nặng từ 1,6 – 1,8kg.
Nhờ
linh hoạt trong ứng dụng khoa học kỹ thuật mới nên vườn dưa của chị Trân đạt
năng suất cao, với giá bán ra từ 18 – 34 ngàn đồng/kg
Chị
Trân cho biết thêm: “Vườn dưa đạt năng suất cao là do một phần tôi không dùng đất
để trồng mà dùng hỗn hợp gồm xơ dừa trộn với phân hữu cơ vi sinh, tro trấu để tạo
thành một bầu giá thể nhằm hạn chế rủi ro mầm bệnh có trong đất, riêng phần xơ
dừa được xử lý bằng vôi khoảng 10 ngày để trôi hết chất chát, giúp cho rễ hút
chất dinh dưỡng tốt hơn”.
Với
việc không ngại thay đổi, nên vườn dưa của gia đình luôn đạt năng suất cao, mỗi
năm dưa thu hoạch được 4 vụ, cứ 1 ngàn m2 cho sản lượng dưa từ 3,5 – 4 tấn, hiện
tại vườn của anh chị đang trồng 5.000 gốc dưa lưới Huỳnh Long, hạt giống được
nhập khẩu từ Malaysia, tùy theo kích cỡ, cân nặng mà giá bán ra khoảng 18 - 34
ngàn đồng/kg.
Đến sáng chế máy phun
thuốc cho cây mì
Nếu
trước đây, để có thể phun thuốc cho toàn bộ diện tích 20 ha mì, chủ vườn có thể
phải thuê mướn tới 20 nhân công lao động trong một ngày, tuy nhiên với sức sáng
tạo của mình, nhóm nông dân ở huyện Nhơn Trạch đã nghiên cứu và sáng chế thành
công chiếc máy phun thuốc cho cây mì, giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm 80%
chi phí thuê nhân công.
Đó
là nhóm nông dân: Huỳnh Minh Đức, Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Văn Thanh. Từ nền
tảng là một đầu máy cày, sau 4 tháng, nhóm 3 nông dân đã hoàn thành chiếc máy với
dàn phun, hệ khung gầm chắc chắn có chiều cao 1,75m, 6 bánh xe, tay phun dài 12m cùng với 3 bồn chứa
với tổng dung tích là 900 lít. Ngoài ra, khi thiết kế bộ chuyền nhông, bánh,
xích cũng cần tính toán rất kỹ giúp máy vận hành tốt hơn và bền hơn.
Là
nông dân, nhưng ông Nguyễn Thanh Hùng có am hiểu về cơ khí, nên từ ý tưởng ban
đầu của ông Đức, ông tự mày mò chế tạo máy, dựa trên đặc điểm sinh trưởng của
cây cũng như các đặc điểm về địa hình, cách tạo luống... Ông Hùng cho biết:
“khó khăn nhất là phải tính toán độ cao sao cho chiếc máy phục vụ cây mì tới lớn,
mọi chi tiết chúng tôi đều phải sáng tạo ra, phải vẽ ra và tính toán từng
milimet, để phù hợp với công việc và sử dụng lâu dài”.
Nông dân Nhơn Trạch sáng chế cảnh chiếc máy phun thuốc cho cây mì.
Tính
hiệu quả của xe phun thuốc là có dàn phun dài tới 12 mét và phun bằng hệ thống
béc, nên lượng phân, thuốc phun được đều hơn. Máy còn có thể phun cả 2 hướng, từ
trên xuống dưới và từ dưới phun lên, đáp ứng mọi giai đoạn phát triển của cây
mì. Nhờ đó, sâu bệnh trên cây mì đã được khắc phục đáng kể, giảm so với mùa vụ
trước; cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Ông
Huỳnh Minh Đức cho hay: “Do diện tích trồng mì gần 100 ha nên mỗi lần bón phân
chúng tôi tốn rất nhiều chi phí thuê người làm và dễ vượt mất thời gian “vàng”
để trị bệnh cho cây. Tôi cho rằng từ ý tưởng đi đến hiện thực là cả một vấn đề
nhưng khi làm ra được rồi thì cảm thấy nó phục vụ được cho nông dân rất tốt.
Không những vậy, phun thuốc bằng máy cũng giảm độc hại cho nông dân khi phun trực
tiếp bằng tay”.
Theo
ông Nguyễn Văn Thanh, trong những năm gần đây, nông dân trồng mì trên địa bàn
huyện Nhơn Trạch đã nhanh chóng thay đổi cách trồng, kỹ thuật trồng và ứng dụng
rất nhiều loại máy móc vào trồng mì, chẳng hạn như máy trồng mì hom đứng, máy
chăm sóc cây mì và hiện tại là máy phun thuốc cho cây mì do nhóm sáng chế. Sắp
tới, nhóm cũng sẽ nghiên cứu một chiếc máy để phun phân bón, chăm sóc mì hiệu
quả hơn.
Nhóm
nông dân phấn khởi về độ bao phủ thuốc khi phun bằng máy trên cây mì
Hiện
vụ mì đã bước vào tháng thứ tư, chỉ còn 4 tháng nữa là vào vụ thu hoạch, với
sáng chế đặc biệt, vừa giảm được thời gian, chi phí nhân công, vừa cho thấy hiệu
quả trong canh tác, các nông dân đang rất kỳ vọng vào một vụ mùa bội thu vào cuối
năm nay.
Bên
cạnh các mô hình nông nghiệp thích ứng với tiến trình phát triển đi lên đô thị
của huyện Nhơn Trạch thì việc sáng tạo các loại máy móc, ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào canh tác cũng giúp nông dân trồng trọt, sản xuất hiệu quả hơn, từ đó
nâng cao thu nhập và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa
phương.
Xuân Mai