Các trang trại ngày càng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Quản
lý trang trại chăn nuôi và truy xuất nguồn gốc bằng phần mềm
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình ứng dụng các
công nghệ số vào mọi hoạt động nông nghiệp truyền thống, từ sản xuất đến chế biến,
phân phối và tiêu thụ. Mục tiêu của chuyển đổi số trong nông nghiệp là nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp.
Chuyển đổi số nông nghiệp bao gồm việc sử dụng các công nghệ thông tin, cảm biến,
trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, Internet of Things (IoT),...
Là “thủ phủ chăn nuôi” của cả nước, với tổng đàn heo trên 2,2
triệu con; đàn gia cầm 24,3 triệu con, trong đó chăn nuôi bằng hình thức trang
trại chiếm tới gần 90%, để quản lý tốt hoạt động chăn nuôi, từ năm 2020, ngành nông
nghiệp đã triển khai 2 dự án về quản lý trang trại chăn nuôi thông qua phần mềm
Te-food và dự án truy xuất nguồn gốc sản phẩm thịt có nguồn gốc từ động vật.
Te-food là hệ thống phần mềm quản lý đàn
chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh bằng công nghệ Blockchain; ứng dụng công nghệ
4.0 truy xuất nguồn gốc để quản lý đàn chăn nuôi và thu thập, xử lý thông tin
chống dịch bệnh khẩn cấp được triển khai thí điểm trên địa bàn tỉnh. Thống kê
cho thấy, đến nay đã có hàng ngàn trang trại khai báo chăn nuôi
trên phần mềm quản lý chăn nuôi Te-food.
Đây là mô hình được tỉnh tập trung nhân rộng và đã thu hút nhiều doanh nghiệp
trong ngành chăn nuôi tham gia. Mô hình này đang tiếp tục được nhân rộng, ứng dụng
vào các trang trại và hộ chăn nuôi gia đình.
Ông
Trần Lâm Sinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)
cho biết, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai rất tích cực triển
khai các hoạt động chuyển đổi số, từ việc nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin
đến xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành. Tỉnh cũng tổ
chức Hội nghị tham vấn ý kiến của Bộ NN&PTNT về triển khai nền tảng dữ liệu
số nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản; phối hợp với Trung tâm
Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn
gốc nông sản trên địa bàn tỉnh.
Người dân sử dụng điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Sở NN&PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2025, ngành nông nghiệp
tỉnh có 100% trang trại chăn nuôi đăng ký và báo cáo trên phần mềm, các cơ sở chăn
nuôi nhỏ lẻ tham gia các chuỗi đăng ký và báo cáo trên phần mềm, công tác quản
lý chăn nuôi gắn với công tác phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giết
mổ và truy xuất nguồn gốc, các chính sách hỗ trợ chăn nuôi, thú y được đảm bảo.
Xây
dựng từng nhóm giải pháp cụ thể
Theo
Bộ NN&PTNT, để chuyển đổi số nông nghiệp thành công cần đồng hành cùng nông
dân, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Người nông dân trong
chuyển đổi số nông nghiệp không chỉ đóng vai trò chủ lực mà còn là nhóm cần được
quan tâm nhất. Hàng hóa nông sản của Việt Nam trên thị trường hiện chủ yếu do
người nông dân sản xuất ra. Người nông dân ngày càng sử dụng công nghệ số vào
hoạt động sản xuất cho hiệu quả năng suất, chất lượng sản phẩm tốt hơn, đưa nền
nông nghiệp Việt Nam dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp
hiện đại. Để thích ứng với chuyển đổi số, việc tập huấn, nâng cao kỹ năng số
cho người nông dân là yêu cầu cấp thiết cần được các cấp, các ngành quan
tâm hơn nữa. Ngoài chủ động học hỏi nâng cao vai trò trong chuyển đổi số, nông
dân có thể chủ động lên các sàn thương mại điện tử, giao lưu với người mua, giới
thiệu những đặc tính khác biệt của sản phẩm để có giá trị cao hơn.
Ở cấp độ địa phương, Đồng Nai đặt ra mục tiêu chuyển đổi số của
ngành nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với 5 nhóm giải pháp,
nhiệm vụ cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu đề ra. Trong đó, về phát triển nền tảng
chuyển đổi số cần tập trung các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức
về chuyển đổi số trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người nông dân. Kiến
tạo thể chế, tổ chức bộ máy tạo hành lang pháp lý để thực hiện. Phát triển nguồn
nhân lực chuyển đổi số. Phát triển hạ tầng kỹ thuật và bảo đảm an toàn thông
tin.
Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ dữ liệu dùng chung
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành
trong các lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi và thú y, trồng trọt và bảo
vệ thực vật…
Đặc biệt, phát triển kinh tế số nông nghiệp như: Ứng dụng
công nghệ số trong tái cơ cấu, nâng cao năng lực quản trị, quản lý điều hành của
các chủ thể sản xuất; Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Ứng dụng
công nghệ số trong sản xuất và liên kết tiêu thụ các sản phẩm, để tự động hóa
các quy trình sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chất lượng; Quản lý, giám sát nguồn
gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, phát triển nông dân số, nông thôn số qua xây dựng
và tổ chức triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp trong đó cơ quan nhà nước
đóng vai trò dẫn dắt, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò nòng
cốt và người nông dân tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ
liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản.
Xây dựng chuyển đổi số trong nông thôn mới, nông thôn mới thông minh…
Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung xây dựng một số mô hình chuyển đổi
số trong sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công
nghệ số trong nền kinh tế như: mô hình quan trắc cháy rừng; nuôi tôm nước lợ;
mô hình thông tin tuyên truyền và đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tư vấn
dịch vụ trên nền tảng số; ứng dụng IoT trong sản xuất trồng trọt hệ thống giám
sát điều kiện môi trường trồng trọt từ xa tích hợp tưới tiêu và bón phân tự động
và điều khiển thông qua Smart phone…
Thanh Cảnh