Tùy thuộc vào bao nhiêu nhựa tái chế được mô phỏng có mặt bên
trong chúng, một loạt mẫu nhựa phát ánh sáng huỳnh quang với màu sắc và cường độ
khác nhau (Ảnh: ACS)
Trước hết, tại sao các công ty lại tuyên bố sai rằng họ
đang sử dụng nhựa tái chế? Với những người chưa biết, làm như vậy có thể giúp họ
đạt được một số doanh số bán hàng với những người tiêu dùng có tư duy sinh
thái. Ngoài ra, họ có thể tránh né nộp thuế mà một số quốc gia đang áp dụng đối
với các sản phẩm nhựa có chứa ít hoặc không có nhựa tái chế.
Để ngăn chặn sự lừa dối đó, các nhà khoa học tại Đại học
Manchester đã tìm đến một phân tử an toàn với thực phẩm được gọi là 4,4, -bis
(2-benzoxazolyl) stilbene… hay viết tắt là BBS.
Các nhà nghiên cứu đã bổ sung một lượng nhỏ BBS vào
polyethylene mật độ cao (HDPE) nấu chảy, sau đó được trộn với nhựa HDPE nguyên
sinh theo các tỷ lệ khác nhau. Kết quả cuối cùng của họ là một nhóm các mẫu
HPDE chứa bất kỳ hàm lượng tái chế nào từ 0 đến 100%.
Khi những mẫu đó được tiếp xúc với ánh sáng cực tím 365
nanomet, các phân tử BBS bên trong chúng phản ứng bằng cách phát huỳnh quang.
Người ta thấy rằng cường độ, thời gian và màu sắc của huỳnh quang thay đổi theo
tỷ lệ HDPE được đánh dấu bằng BBS trong mỗi mẫu.
Do đó, bằng cách đo các thông số đó, người ta có thể đánh
giá chính xác lượng nhựa tái chế mô phỏng có trong bất kỳ mẫu nào. Công nghệ
này cũng đã được thử nghiệm thành công trên các loại nhựa như polypropylene và
PET (polyethylene terephthalate), trong đó nó có thể định lượng hàm lượng tái
chế mô phỏng thấp tới 10% trọng lượng.
Theo các nhà khoa học, sự hiện diện của BBS trong các sản
phẩm nhựa sử dụng một lần không ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoặc hình thức của
chúng. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng cuối cùng, các nhà sản xuất có thể thêm
phân tử này vào nhựa nguyên sinh khi chúng đang được tái chế, nhờ vậy hàm lượng
của chúng sau đó có thể đo lường được trong các sản phẩm khác được làm từ
chúng.
LH (New Atlas)