Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

 ktra workflow edit 3

 
Máy ép cọc thủy lực thông minh đạt hiệu quả cao   06-09-2012
Với sáng chế máy ép cọc thủy lực thông minh, ông Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1956, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Lợi đã giành giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2011


Chiếc máy ép cọc thủy lực thông minh (còn được ông Sáu gọi với một cái tên khác là "Robot ép cọc") đã được ông nghiên cứu, chế tạo thành công và đưa vào hoạt động mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực thi công, xây dựng các công trình nhà cao tầng từ tháng 4/2010.

Từ trước đến nay, ngành công nghiệp chế tạo máy xây dựng ở Việt Nam vẫn chưa chế tạo được máy ép cọc thủy lực mà vẫn phải nhập và sử dụng các máy của nước ngoài để ép cọc, thi công nền, móng các công trình nhà cao tầng, hiện đại.

Nhiều năm trước, ông Sáu cùng các công nhân của công ty chỉ chuyên nhận làm ép cọc bêtông thủ công, cung cấp cho các nhà thầu xây dựng ở địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn.

Mỗi khi đảm nhận một công trình, ông đã phải huy động rất nhiều công nhân làm việc, nhưng hiệu quả thường không cao và cũng khó đảm bảo tiến độ. Do đó, ông Sáu đã trăn trở, suy nghĩ để thiết kế, chế tạo ra một loại máy ép được số lượng cọc bêtông lớn, phù hợp với mọi điều kiện địa tầng và giá rẻ, tiện dụng hơn, thay thế cho loại máy nhập ngoại. Sau nhiều ngày nghiên cứu, tìm tòi, ông Sáu đã chế tạo thành công chiếc máy ép cọc thủy lực thông minh đầu tiên ở Việt Nam.

Máy ép cọc thông minh - "Robot ép cọc" của ông Sáu được thiết kế gồm có chân đế, giá ép, hệ thống nâng hạ cần cẩu, hệ thống thủy lực, hệ thống điện..., có các tính năng cẩu cọc, ép cọc, di chuyển, đổi hướng cơ động. Chiếc máy nặng khoảng 400 tấn (có thể thiết kế tăng thêm trọng lượng tới 1.000 tấn, tùy theo yêu cầu thi công của các nhà thầu) và ép được 400 tấn lực động (tương đương 180 tấn lực tĩnh).

Máy được điều khiển có thể tự động quay 180 độ, đi bước tiến và lùi với khoảng cách 3,5m mỗi bước, đi ngang được khoảng cách 1m mỗi bước mà không làm lún đất. Máy có cẩu tự hành gắn liền, bộ nguồn chạy điện, bơm thủy lực...

Giá thành để chế tạo máy khoảng 5 tỷ đồng (chỉ bằng 70% giá thành máy nhập ngoại). Số lượng cọc và chiều sâu cọc ép được trung bình trong một ngày cao gấp khoảng 10 lần so với phương pháp ép thủ công; so với các máy nhập ngoại thì loại máy này cũng có trọng lượng và áp lực nén cao hơn.

Máy ép cọc thủy lực do ông Sáu thiết kế thích hợp với thi công ép các loại cọc tròn, cọc vuông, cọc chữ H ở mọi loại địa hình và độ dài của cọc không bị hạn chế. Khi thi công, máy ép cọc ít gây tiếng ồn, không gây ô nhiễm và chấn động môi trường xung quanh nên phù hợp cho thi công xây dựng các công trình ở khu vực thành thị, khu vực có quy định giới hạn về chấn động như gần các tòa nhà cũ, yếu, nền địa tầng yếu.

Theo Vietnam+​
In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

 Chưa có tên

 
 

 Video Clip

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập