·
Bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội dựa trên
KH-CN và
ĐMST
Theo
ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chánh văn phòng Bộ KH&CN: Bộ chỉ số PII cung cấp
bức tranh tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển KT-XH dựa trên
KHCN&ĐMST của từng địa phương. Chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố
tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển KT-XH; Cung cấp cơ sở
khoa học và bằng chứng để xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách nhằm
thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT-XH dựa trên KHCN&ĐMST ở
địa phương; Đó cũng là thông tin tham khảo hữu ích để các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp quyết định quy mô, hình thức đầu tư tại địa phương; Góp phần nâng cao
năng lực và kết quả ĐMST quốc gia; góp phần thực hiện Chiến lược phát triển
KT-XH…
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chánh văn
phòng Bộ KH&CN công bố chỉ số đổi mới sáng tạo
cấp địa phương 2023 tại Techfest Dong Nai 2024
PII
với 52 chỉ số thành phần, chia làm 7 trụ cột, trong đó có 7 chỉ số về thể chế;
7 chỉ số về nguồn nhân lực và nghiên cứu; 5 chỉ số về cơ sở hạ tầng; 7 chỉ số về
trình độ phát triển của thị trường; 9 chỉ số về trình độ phát triển của doanh
nghiệp; 9 chỉ số về sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; 8 chỉ số về tác động.
Tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2022, Chính phủ đã giao
Bộ KH&CN chính thức triển khai Bộ chỉ số PII trên phạm vi toàn quốc từ năm
2023. Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ KH&CN đã nghiên cứu, tham
vấn ý kiến các bộ, cơ quan, địa phương và các chuyên gia để hoàn thiện Bộ chỉ số
PII năm 2023 và đã tổ chức triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tại Nghị
quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Chỉnh phủ
giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí nguồn lực, tích cực,
chủ động phối hợp với Bộ KH&CN và các cơ quan liên quan để thu thập, cung cấp
các dữ liệu tại địa phương và đặt mục tiêu cải thiện chỉ số ĐMST cấp địa phương
hằng năm trong kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.
Ông
Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chánh văn phòng Bộ KH&CN cũng cho biết, dữ liệu phục vụ xây dựng Bộ chỉ số PII 2023 được lấy từ
hai nguồn chính: Số liệu thống kê, quản lý nhà nước được công bố chính thức từ
các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ở trung ương (có 39/52 chỉ số); các địa
phương thu thập và cung cấp - kèm theo các tài liệu minh chứng (có 13/52 chỉ số).
Trong giai đoạn thu thập dữ liệu, Bộ KH&CN đã tổ chức các hội thảo, buổi
làm việc với các bộ, cơ quan trung ương để trao đổi thống nhất cách thu thập dữ
liệu. Đối với các địa phương, Bộ KH&CN đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và
tổ chức các buổi trao đổi, tập huấn cho các địa phương để thu thập các dữ liệu
cũng như cung cấp các tài liệu minh chứng liên quan.
·
Đồng Nai đứng thứ 13 cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo
Theo kết quả được Bộ KH&CN công bố, 10 địa phương đạt Chỉ
số PII 2023 cao nhất cả nước (theo thứ tự từ cao đến thấp) gồm: Hà Nội (62,86
điểm), TPHCM (55,85 điểm), Hải Phòng (52,32 điểm), Đà Nẵng (50,70 điểm), Cần
Thơ (49,66 điểm), Bắc Ninh (49,20 điểm), Bà Rịa - Vũng Tàu (49,18 điểm), Bình
Dương (48,64 điểm), Quảng Ninh (48,03 điểm), Thái Nguyên (47,75 điểm). Địa
phương có số điểm thấp nhất, xếp hạng 63 là Cao Bằng (22,18 điểm); trên Cao Bằng
là Lai Châu (22,78 điểm), Gia Lai (25,83 điểm), Hà Giang (26,14 điểm)...Đồng
Nai đứng thứ 13 cả nước với 44.44 điểm.
So với kết quả chung của cả nước, Điểm số PII của Đồng Nai có
điểm đầu vào cao hơn mức trung bình chung (41,88/38,44). Ngoài ra, Đồng Nai có
điểm số các trụ cột: Cơ sở hạ tầng; Trình độ phát triển của thị trường; Trình độ
phát triển của doanh nghiệp; Sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; Tác động
đều cao hơn mức trung bình chung của cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh vẫn còn 2 chỉ số
thấp hơn mức trung bình chung là: Thể chế; Vốn, con người và nghiên cứu phát
triển.
Khung chỉ số PII
Kết quả đánh giá cho thấy sự phù hợp, tương đồng giữa kết quả
PII 2023 với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các địa
phương thuộc nhóm dẫn đầu là các địa phương có điều kiện tự nhiên và địa lý thuận
lợi, có ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
kinh tế, tập trung nhiều khu công nghiệp, có cơ sở hạ tầng phát triển, có hoạt
động KH-CN và đổi mới sáng tạo mạnh mẽ. Ngược lại, thuộc nhóm cuối là các địa
phương còn hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên chưa thuận lợi cho phát triển, ứng dụng KH-CN và đổi mới sáng tạo vào
phát triển kinh tế - xã hội.
T.Quế