Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

 Nội dung tin

 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm probiotic từ nguồn gen vi khuẩn và nấm men phục vụ chăn nuôi sinh học   19-07-2024
Dự án đã làm chủ được các quy trình, công nghệ để sản xuất các chế phẩm sinh học và thức ăn bổ sung chế phẩm probiotic quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu của ngành chăn nuôi hữu cơ, đẩy mạnh phát triển hàng nội địa, hạn chế nhập khẩu. Đây là những đóng góp mới của nhiệm vụ thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện quy trình công nghệ và sản xuất chế phẩm probiotic từ nguồn gen vi khuẩn (Lactobacillus acidophilus) và nấm men (Sacharomyces boulardii) phục vụ chăn nuôi an toàn sinh học” thuộc Chương trình “Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
vfeabtn1.jpg
Chăn nuôi sinh học là hướng đi tất yếu để hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là sử dụng 2 chủng giống vi khuẩn (Lactobacillus acidophilus) và nấm men (Sacharomyces boulardii) có hoạt lực ổn định đảm bảo cho sản xuất quy mô công nghiệp; sản xuất 10 tấn chế phẩm probiotic chứa vi khuẩn (Lactobacillus acidophilus) và nấm men (Sacharomyces boulardii), mật độ mỗi loại ≥ 5x108 CFU/g, đạt hiệu quả kinh tế tăng 10% so với đối chứng, bảo quản ≥ 12 tháng ở nhiệt độ thường; sản xuất 500 tấn thức ăn chăn nuôi chứa vi khuẩn (Lactobacillus acidophilus) và nấm men (Sacharomyces boulardii) và đáp ứng tiêu chuẩn hiện hành về thức ăn chăn nuôi; Quy trình sản xuất chế phẩm probiotic chứa vi khuẩn (Lactobacillus acidophilus) và nấm men (Sacharomyces boulardii) được hoàn thiện, quy mô 2 tấn/mẻ; Xây dựng quy trình bảo quản và sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa vi khuẩn (Lactobacillus acidophilus) và nấm men (Sacharomyces boulardii); Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học được cơ quan thẩm quyền phê duyệt phục vụ chăn nuôi; Báo cáo đánh giá hiệu quả mô hình nuôi lợn sử dụng chế phẩm sinh học.

TS. Phạm Lê Anh Tuấn, Đại học Y Hà Nội, chủ nhiệm đề tài cho biết, về những đóng góp mới của nhiệm vụ, đây là dự án sản xuất thử nghiệm đầu tiên sử dụng ngun Lactobacillus acidophilus và nấm men bn địa để sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học ứng dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam. Dự án đã làm chủ được các quy trình, công nghệ để sản xuất các chế phẩm sinh học và thức ăn bổ sung chế phẩm probiotic quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu của ngành chăn nuôi hữu cơ, đẩy mạnh phát triển hàng nội địa, hạn chế nhập khẩu.

Hadve.jpg
Quy trình sản xuất chế phẩm. Ảnh: minh họa

Về hiệu quả kinh tế của nhiệm vụ, kết quả của nhiệm vụ đã tạo ra các chế phẩm sinh học bổ sung vào sản xuất thức ăn bổ sung quy mô công nghiệp giúp thuận lợi trong ứng dụng chăn nuôi quy mô công nghiệp, giảm chi phí cho người chăn nuôi. Sản phẩm thức ăn bổ sung chế phẩm sinh học góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa của lợn, giảm chi phí mua kháng sinh, lợn sinh trưởng phát triển nhanh. Qua thử nghiệm mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, đã làm giảm chi phí mua kháng sinh, các nguyên liệu thiết yếu khác tới 20% và hiệu quả của cả mô hình tăng 11,25%.

Trong khi đó, hiệu quả xã hội mà đề tài mang lại sản phẩm chế phẩm sinh học và thức ăn bổ sung từ kết quả nghiên cứu của dự án giúp người chăn nuôi theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, giảm sử dụng kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dung và nâng cao giá trị của sản phẩm cho người chăn nuôi.

Dự án góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động, phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

T.Cảnh

 

 

 
In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.