Ra quân thực hiện hoạt động tái chế chất thải.
Bài 2: Thực hiện đồng
bộ nhiều giải pháp
Tập
trung triển khai thực hiện các hợp phần của Đề án giảm thiểu khí các bon trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 đã được UBND tỉnh Đồng Nai ban hành tại Quyết định số 385/QĐ-UBND
ngày 19/02/2024. Trong đó, chú trọng nâng cao nhận thức, ý thức của doanh nghiệp,
người dân và toàn xã hội về vai trò quan trọng của việc giảm thiểu phát thải
khí nhà kính. Trước hết, cần nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho đội
ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực về vai trò của việc giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính, bảo vệ bầu khí quyển. Tiến tới triển khai phổ cập kiến
thức về phát thải khí nhà kính qua hệ thống giáo dục quốc dân, qua các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp. Sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng, các diễn đàn, các chương trình văn hóa, nghệ thuật để lòng ghép việc vận
động, tuyên truyền. Tổ chức triển lãm, trưng bày các sản phẩm, công nghệ, tổ cức
các cuộc thi, sáng tạo về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Đẩy mạnh các hình thức
khuyến khích, ưu đãi đối với doanh nghiệp, tổ chức và người dân trong việc giảm
thiểu phát thải khí nhà kính.
Đẩy
mạnh việc chuyển đổi năng lượng theo hướng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh,
sạch. Nghiên cứu các cơ hội tiềm năng chuyển đổi theo mô hình xanh/sinh thái tại
các khu công nghiệp có nhóm ngành nghề sạch, ít chất thải và đánh giá tiềm năng
lưu trữ, sử dụng nguồn nước mưa tại các khu công nghiệp để tái sử dụng. Nghiên
cứu giải pháp tối ưu hóa việc sử dụng hoặc tái sử dụng yếu tố đầu vào, đầu ra
như nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu và yếu tố khác
trong quá trình sản xuất, kinh doanh; xây dựng khu công nghiệp sinh thái.
Đối
với lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp
sinh thái. Việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh thái nhằm
thay đổi phương thức sản xuất trong nông nghiệp; khuyến khích nông dân hạn chế
sử dụng nguồn năng lượng, nhiên liệu từ bên ngoài, tăng cường sử dụng năng lượng
tái tạo như năng lượng mặt trời; đẩy mạnh việc phủ xanh đất trống, đa dạng sinh
học, gia tăng sản xuất tín chỉ các-bon.
Đoàn viên, thanh niên ra quân thực hiện hoạt động trồng cây xanh.
Tăng
cường quản lý, phân loại và xử lý chất thải theo quy trình công nghệ hiện đại;
khuyến khích việc thu gom, xử lý chất thải có công nghệ thu hồi các-bon, giảm
thiểu phát thải.
Tham
gia và phát triển thị trường tín chỉ các-bon. Tạo ra môi trường để hỗ trợ các đối
tượng tiếp cận thị trường tín chỉ các-bon nước ngoài; đồng thời tham gia đóng
góp kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các nguyên tắc sử
dụng, nguyên tắc giao dịch tín chỉ các-bon, cũng như các đối tượng được phép
tham gia giao dịch tín chỉ các-bon; ban hành các quy định về xây dựng định mức,
định giá phù hợp cho mỗi đơn vị tín chỉ các-bon; đẩy mạnh công tác kiểm kê phát
thải cũng như đánh giá khả năng "sản xuất" tín chỉ các-bon của doanh
nghiệp để từ đó tạo điều kiện có "hàng hóa" khi thị trường trong nước
giao dịch vận hành.
Đẩy mạnh việc đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý, kiểm kê phát thải khí nhà
kính. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trang bị phương tiện, công nghệ
cho đội ngũ cán bộ cơ sở nhằm đảm bảo sự chính xác trong hoạt động thống kê, kiểm
kê phát thải khí nhà kính và giám sát giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Thanh Cảnh