Quang cảnh Hội nghị toàn quốc về SHTT năm 2022.
Vai trò quan trọng của
SHTT
Phát
biểu khai mạc tại Hội nghị SHTT toàn quốc năm 2022, Bộ trưởng Bộ KH&CN
Huỳnh Thành Đạt cho biết, thực tiễn cho thấy, SHTT đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với từng quốc gia, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư – cuộc cách mạng dựa trên sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh
vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn
mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới
như hiện nay.
Để
phù hợp với bối cảnh đó, Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030 đã
được ban hành kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng
Chính phủ theo hướng lồng ghép SHTT trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm
xây dựng và phát triển được một số ngành kinh tế thâm dụng tài sản trí tuệ.
Quản
lý nhà nước về SHTT là một trong những hoạt động quan trọng, đóng vai trò dẫn
dắt trong quá trình thực hiện mục tiêu đó. Để hoạt động này ngày càng có hiệu
quả và phát huy vai trò thì việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và định
hướng phát triển cho những năm tiếp theo là việc làm hết sức cần thiết.
“Những thành tựu đã đạt được, cùng với sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo trong việc thiết lập những cơ chế, chính sách có liên quan lĩnh
vực SHTT sẽ tạo ra bước phát triển mới, có tính đột phá, nhằm thực hiện tốt
Chiến lược SHTT quốc gia, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2022-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2021-2025
được đưa ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt
nhấn mạnh.
Theo
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), thời gian qua, các địa phương trong cả nước
đã có nhiều nỗ lực trong công tác thực thi quyền SHTT, qua đó nhằm đẩy lùi nạn
hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Chỉ tính riêng trong năm 2021, cả nước đã
có 1.109 vụ xâm phạm quyền về nhãn hiệu với gần 300 ngàn sản phẩm đã bị xử lý.
Chôm chôm Long Khánh là 1 trong 2 sản phẩm đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý của tỉnh Đồng Nai.
Để
hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, các Sở KH&CN trong cả nước luôn là
địa chỉ tin cậy để người dân và doanh nghiệp đề nghị giúp đỡ, tư vấn và hỗ trợ.
Trong năm 2021, đã có hơn 3 ngàn lượt tổ chức, cá nhân được các Sở KH&CN tư
vấn, hướng dẫn về SHTT. Đến nay, cả nước đã có 42 tỉnh, thành phố ban hành các
cơ chế, chính sách phát triển tài sản trí tuệ dước các hình thức khác nhau.
Nâng cao vai trò để hội
nhập quốc tế
Ông
Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục SHTT cho biết, trong tình hình hiện nay, khi
tính hiệu quả của công tác thực thi quyền SHTT trong các cam kết quốc tế mà Việt
Nam tham gia hoặc đàm phán để ký kết đang có xu hướng đặt ra các yêu cầu ngày
càng cao và khắt khe hơn, thì vấn đề cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống
thực thi quyền SHTT của nước ta đang trở thành nhiệm vụ có tính cấp bách. Để
làm được điều này đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức chuyên môn về SHTT đối với cán bộ các cơ quan thực thi quyền SHTT, đồng thời
thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm
giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp với nhau và các cơ quan quản
lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp ở cả Trung ương và địa phương.
TS. Đào Đức Huấn, Trưởng phòng Quản lý quốc gia Chương trình
mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), Văn phòng Điều phối nông thôn mới
Trung ương cho hay, để thúc đẩy hoạt động SHTT cần tăng cường tổ chức các buổi
tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực SHTT; xây dựng hệ thống tư vấn về phát
triển SHTT cho các doanh nghiệp, hợp tác xã gắn với Chương trình OCOP. Đồng thời,
phối hợp triển khai các chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP gắn với
khai thác tài sản SHTT…
Theo
ông Lê Xuân Trường, Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành (Sở KH&CN Đồng Nai),
những năm gần đây, các doanh nghiệp ở Đồng Nai đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa ở trong nước và nước ngoài nhiều hơn để bảo hộ và bảo vệ quyền của chủ
sở hữu, tránh bị xâm phạm. Đây là việc không thể thiếu được của doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất hàng hóa và muốn xây dựng được thương hiệu để phát triển
lâu dài ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tại Đồng Nai, để tăng sức cạnh tranh và nâng cao giá trị cho
các sản phẩm nông sản tiêu biểu, chủ lực, đến nay Đồng Nai đã đăng ký bảo hộ
thành công 2 chỉ dẫn địa lý là sản phẩm bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu) và chôm
chôm Long Khánh; đồng thời nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu tập thể cho hàng
trăm sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh.
“Trái chôm chôm Long Khánh được cấp
chứng nhận chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa rất lớn trong nâng tầm thương hiệu sản
phẩm. Với thị trường xuất khẩu, chứng nhận này có giá trị đảm bảo về uy tín
chất lượng để mở rộng cơ hội xuất khẩu loại trái cây đặc sản này, đồng thời thu
hút doanh nghiệp về đầu tư, liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân”, ông Phùng
Thanh Tâm, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp, Dịch vụ và Thương mại Bình Lộc
(TP.Long Khánh) chia sẻ.
Hội nghị toàn quốc về sở hữu
trí tuệ
Sáng ngày 17 – 3, tại tỉnh Bắc
Giang, Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị toàn
quốc về SHTT. Tham dự hội nghị có hơn 500 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, cơ
quan Trung ương và đại diện của 63 Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trên cả
nước.
Hội nghị toàn quốc về SHTT nhằm
đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động trong năm 2021, định hướng cho năm
2022; đồng thời triển khai thực hiện Chiến lược SHTT đến năm 2030 và Chương
trình phát triển tài sản trí tuệ, giai đoạn 2021- 2030.
Tại hội nghị, các đại biểu đã
nghe các báo cáo chuyên đề như: Tổng quan hoạt động quản lý Nhà nước về SHTT
năm 2021 ở Trung ương và địa phương; Luật SHTT, tiến độ và các vấn đề sửa
đổi, bổ sung có tác động đến hoạt động quản lý Nhà nước về SHTT tại địa
phương; Báo cáo hoạt động quản lý Nhà nước đối với tài sản trí tuệ là kết quả
của nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước; SHTT trong phát triển các
sản phẩm OCOP tại Việt Nam; Xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông
nghiệp - ứng dụng trong đăng ký và quản lý các sản phẩm bảo hộ SHTT…
|
Thanh
Cảnh