New Page 1
Ông có
nhiều đóng góp to lớn cho phong trào cách mạng Biên Hòa. Đặc biệt, trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, tham gia chỉ huy và chiến đấu nhiều trận đánh địch;
trong đó có trận đánh tháp canh nổi tiếng tại cầu Bà Kiên với phương pháp đánh
đặc công. Năm 1948, trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, thực dân Pháp thực hiện
chiến thuật Đờ La-tua, xây dựng hệ thống đồn bót, tháp canh trên các trục lộ
giao thông nhằm cắt đứt liên lạc giữa vùng kháng chiến, bao vây căn cứ cách mạng
chiến khu Đ.
Đêm 18
rạng sáng 19 tháng 3 năm 1948, Trần Công An đã chỉ huy một tổ gồm hai du kích
Trần Văn Nguyên, Hồ Văn Lung tiến đánh tháp canh. Với số vũ khí được trang bị
(09 trái lựu đạn dập và 1 trái OF -
lựu đạn tấn công), cả ba lấy bùn, tro hoá trang, cầm thang bí mật tiếp cận tháp
canh địch. Dùng thang áp vào tường để leo lên, mỗi người phân công leo lên các
tầng tháp và ném lựu đạn vào lỗ châu mai. Trận đánh này tiêu diệt được 11 tên
lính, thu 8 súng và 20 lựu đạn. Thắng lợi của trận đánh này mở ra một kỹ thuật
đánh tháp canh trên toàn Nam Bộ.
Năm
1954, Trần Công An tập kết ra Bắc, làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 - trung đoàn
656 (Sư đoàn 338) có nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện quân sự, chính trị bảo đảm
đơn vị diễn tập tấn công, phòng ngự. Đến năm 1958, ông làm Trung đoàn trưởng
656, tổ chức sản xụất ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Đến ngày 17/2/1961, được
Bộ Tổng tham mưu quyết định làm trưởng đoàn l gồm 205 cán bộ đi B (chiến trường
miền Nam). Khi về đến Ban quân sự Trung ương Cục, Trần Công An được Ban quân lực
Miền quyết định chuyển sang làm đoàn phó U50 - đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất
đảm bảo hậu cần, bảo vệ chiến khu A (chiến khu Đ mở rộng) - sau là Đảng ủy viên
Cục hậu cần miền.
Đến
tháng 2 năm 1965, Bộ Tư lệnh miền lại quyết định giao ông giữ nhiệm vụ Thị đội
trưởng Biên Hòa. Đêm 22 tháng 6 năm 1966, Trần Công An đã trực tiếp chỉ huy hai
đại đội đặc công, tự cải tiến và sử dụng mìn hẹn giờ đánh vào kho liên hợp Long
Bình, phá hủy trên 40.000 tấn bom đạn của Mỹ- ngụy. Thời gian về sau, Trần Công
An tham gia nhiều công tác trên nhiều mặt trận và có những đóng góp lớn cho
phong trào cách mạng của miền Đông Nam Bộ cho đến ngày đất nước thống nhất.
Với
những đóng góp cho phong trào đấu tranh cách mạng, đại tá Trần Công An được nhà
nước phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Những năm tháng
cuối đời, ông sinh sống và mất vào ngày 07 tháng 9 năm 2008 tại thành phố Biên
Hoà.
Nguồn: dongnai.vncgarden.com