Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

Module TinTuc - WebPart ContentNews

 
LỄ THÀNH HẦU - NGUYỄN HỮU CẢNH   31-12-2014
Nguyễn Hữu Cảnh, húy Cảnh (Kính)1, sanh năm Canh Dần tại xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Ông là con thứ ba của Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, quê ở Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

nguyenhuucanh.jpg

Là một trong những tướng tài ba của nhà Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu tin dùng. Đầu năm Nhâm Thân (1692), ông được cử lãnh đạo quân lính bình định biên cương. Sau đó được thăng chức từ Thống binh lên Chưởng cơ, trấn thủ Bình Khương (nay là huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).

Mùa xuân năm Mậu Dần (1698) Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược vùng đất Đồng Nai - Nam bộ. Đây là vùng đất được người Việt vào khai khẩn đầu thế kỷ XVII. Năm 1679, các đoàn người Hoa theo Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn dịch từ Trung Quốc đến thần phục Nam triều, được chúa Nguyễn cho phép định cư ở Đồng Nai. Họ cùng người Việt lập nên thương cảng cù lao phố sầm uất bây giờ. Nguyễn Hữu Cảnh dừng chân ở cù lao phố (nay thuộc thành phố Biên Hòa) bắt tay vào việc tổ chức hành chính xác định biên cương, lãnh thổ, lập thành làng xã, thôn xóm, quy định các thứ thuế đinh điền và chỉ đạo phát triển kinh tế ở vùng đất mới. Ông chia xứ Đồng Nai (bao gồm cả Nam Bộ bấy giờ) ra làm hai huyện thuộc phủ Gia Định, bao gồm: huyện Phước Long (Biên Hòa) có dinh trấn Biên và huyện Tân Bình (Sài Gòn) có dinh Phiên Trấn. Đối với người Hoa, ông cho phép nhập hộ tịch và chia thành hai nhóm: xã Thanh Hà tại Đông Phố thuộc Trấn Biên và xã Minh Hương tại Gia Định thuộc Phiên Trấn. Ông Khuyến khích dân chúng khai phá ruộng rẫy, trồng lúa, lập vườn, chăn nuôi… Chẳng bao lâu, vùng đất hoang sơ này trù phú, người dân có cuộc sống sung túc, nhà cửa mọc lên nhiều, đất đai mở rộng ngàn dặm vuông… là nền tảng cho việc phát triển về sau.

Cuối năm 1698, ông trở về Bình Khương (Khánh Hòa), công việc kình lược vùng đất mới phía Nam cơ bản đã hoàn thành. Đồng Nai trở thành địa phận hành chính và chính thức có tên trên bản đồ quốc gia Đại Việt.

Tháng 7 năm Kỷ Mão (1699) Nguyễn Hữu Cảnh lại được cử đi dẹp loạn ở vùng biên cương miền Tây Nam bộ. Sau khi dẹp loạn xong, đoàn quân của ông kéo về đến đồn Cây Sao (cù lao ông Chưởng ở An Giang) thì bị nạn bệnh dịch lớn xảy ra. Nguyễn Hữu Cảnh bị nhiễm bệnh nặng không thể cứu chữa. Đền Rạch Gầm (tức nơi ngã ba sông Tiền) thì ông qua đời vào ngày 16 tháng 5 năm 1700, hưởng dương 50 tuổi.

Trên đường đưa thi hài ông về Quảng Bình, quan tài ông đã tạm dừng vài ngày tại cù lao phố, nơi ông đặt bản doanh trước đó. Tại nơi này, người dân Biên Hòa đã xây ngôi quyền một vọng tưởng ông.

Chúa Nguyễn đã truy tặng ông là Hiệp tán công thần. đặc tiến chưởng Dinh, Tráng hoàn hầu. Đời vua Minh Mạng, ông được truy tặng “Khai quốc công thần Tráng Võ Tướng Quân Vĩnh An Hầu”

Nguyễn Hữu Cảnh là “vị công thần trên đường gian lao mở nước” và được nhân dân khắp nơi tôn kính lập đền miếu thờ phụng (Đồng Nai, An Giang, Huế, Quảng Bình…)

Đối với vùng đất Đồng Nai - Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh là bậc “Khai quốc công thần”. Ở đây, ông đặt tổng hành dinh, chi di dân lập ấp, dựng thành trinh trấn, mở đường cho việc khuếch trương kinh tế, thương mại. Người dân Đồng Nai trân trọng công lao của ông đã cải đình Bình Hoàng thành Bình Kính thờ ông với lòng ngưỡng vọng sâu sắc. Mãi mãi nghi nhớ công lao của Nguyễn Hữu Cảnh với sự nghiệp khai sáng đất Đồng Nai

Theo sách Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển

(1) Thành là tên ghi trong gia phả, mà Cảnh mới tên là tên húy của ông. Vì hay kiêng tên húy (gọi nôm na là tên cúng cơm). Do đó Cảnh được gọi chênh ra là Kính

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.