Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

Module TinTuc - WebPart ContentNews

 
Trần Thượng Xuyên (1655 -1725)   31-12-2014
Ông còn có tên là Trần Thắng Tài, người huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ông là Tổng binh 3 châu: Cao, Lôi, Liêm dưới triều nhà Minh. Năm 1649 nhà Minh sụp đổ, nhà Mãn Thanh lên, nhiều trung thần nhà Minh không chịu thần phục Mãn triều nên đã nổi dậy. Trần Thượng Xuyên và Dượng Ngạn Địch phất cờ “bài Mãn phục Minh” nhưng không thành, nên đem 3.000 quân cùng gia quyến trên 50 chiếc thuyến đến nước ta yết kiến chúa Nguyễn xin làm dân Đại Việt.

tranthuongxuyen.jpg

Năm 1679 chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cho phép đoàn người Hoa do Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình, Dương Ngạn Địch và Hoàng Tấn dẫn đầu vào khai khẩn vùng Đông Phổ còn hoang sơ, đất rộng người thưa. Dương Ngạn Địch và Hoàng Tần định cư ở Mỹ Tho - Định Tường. Còn Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình dừng chân ở Bàn Lân (Biên Hòa). Tại cù lao Phố, ông chiêu tập thương nhân, lập phố xá lo mở mang nông nghiệp, buôn bán và trao đổi hàng hóa. Thời bấy giờ đường giao thông chủ yếu đường thủy. Ông đã chọn cù lao Phố là một trảng đất nổi, đất phù sa dễ thích ứng cho việc trồng trọt, xung quanh cù lao bốn bề là dòng sông Đồng Nai bao bọc rất thuận tiện cho thuyền bè qua lại. Chính vì vậy mà cù lao Phố đã sớm trở thành một đô thị sung túc và bến cảng nổi tiếng ở phía Nam thời bấy giờ, là nơi trao đổi các mặt hàng nông nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được nhiều tàu bôn ngoại quốc: Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai, Nam Dương… đến mua bán.

Cảnh phồn thịnh của cù lao phố đã được miêu tả như sau: “Nhà ngói vách vôi, lầu quán hai tầng rực rỡ trên bờ sông liên lạc 5 dặm và phân hoạch ra 3 đường phố, đường lớn giữa phố lót đá trắng, đường nhỏ lót đá xanh, đường ngang lót đá ong, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển ghe sông đến đậu neo chen lấn lẫn nhau, còn những nhà buôn bán to lớn ở đây là nhiều hơn hết, làm thành một đại đô hội (Trích “Đại Nam nhất thống chí Lục tỉnh Nam Việt” tập thượng, Biên Hòa - Gia Định, trang 30-31). Hay cảnh buôn bán của thương cảng cù lao Phố đã được Trịnh Hoài Đức miêu trả trong “Gia Định thành thông chí” như sau: “Từ xưa các thuyền ngoại quốc tới này (Châu Đại phố) bỏ neo, mướn nhà ở rồi kê khai các số hàng trong chuyến ấy cho các hiệu buôn trên đất liền biết. Các hiệu buôn định giá hàng, tốt lẫn xấu, rồi bao mua tất cả, không để một món hàng nào ứ đọng. Đến giờ ngày trở buồm về, gọi là “hồi đường”. Chủ thuyền cần mua món hàng gì, cũng phải làm sẵn hóa đơn đặt hàng trước mua dùm. Như thế, khách chủ được tiện lợi và sổ sách phân minh. Khách chỉ việc đờn hát vui chơi, đã có nước ngọt đầy đủ, lại khỏi lo ván thuyền bị hà ăn…”.

Ngoài việc đưa dân đi khai hoang lập nghiệp. Trần Thượng Xuyên còn tỏ rõ là võ tướng lão luyện, ông từng giúp chúa Nguyễn dẹp loạn và đánh tan nhiều mưu đồ phản loạn của giặc giã nổi lên trong vùng nhằm bảo đảm sự yên lành cho vùng đất mới của đất nước Đại Việt (bấy giờ).

Theo Lương Văn Lựu trong “Biên Hòa sử lược toàn biên” thì Trần Thượng Xuyên mất vào khoảng năm 1720 (ngày 23 tháng 10 âm lịch) và được an táng ở phía Bắc dinh Trấn Biên thuộc huyện Phước Bình (Tân Uyên) phủ Phước Long (Biên Hòa).

Còn theo bài vị thờ ở chùa Thanh Lương (phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa) thì Trần Thượng Xuyên sinh năm 1655 và mất năm Canh Thìn 1700. Trong khi sử nhà Nguyễn ghi năm 1715, ông cùng với Nguyễn Cửu Phú đi đánh dẹp quân phản loạn, hạ được thành La Bích. Đến năm 1725, con trai ông là Trần Đại Định (rẻ Mạc Cửu ở Hà Tiên) nối nghiệp cha phục vụ chúa Nguyễn, được phong đến tước Tổng binh Định Viễn Hầu, chỉ huy cả hai đạo binh Phiên Trấn và Long Môn. Cả ba đời họ Trần (Thượng Xuyên), con là Trần Đại Định và cháu là Trần Lực đều là những tướng tài được chúa Nguyễn trọng dụng, vì vậy chúa Nguyễn đã ban đặc ân “Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại côn thần bất duyệt”. Đến đời Minh Mạng và Thiệu Trị, Trần Thượng Xuyên được phong là Thượng đẳng thần và được nhân dân vùng Đồng Nai - Gia Định lập đền thờ ghi công nhớ công lao như bậc tiền hiền lưu dấu chân khai mở vùng đất mới Nam Bộ.

Tại Biên Hòa, nhân dân lập đền thờ ông. Ngày 23 tháng 10 âm lịch là ngày khách thập phương đến đình tân lân viếng “Đức Ông” Trần Thượng Xuyên.

Theo sách Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.