Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

Module TinTuc - WebPart ContentNews

 
Bình Nguyên Lộc (1914-1988)   31-12-2014
Bình Nguyên Lộc là bút danh của nhà văn Tô Văn Tuấn. Có người cho rằng, nhà văn đã lấy tên của quê hương mình là bút danh với lối giải thích: Bình Nguyên là đồng bằng, Lộc là nai - Bình Nguyên Lộc có nghĩa là Đồng Nai.

Tô Văn Tuấn sinh ngày 7 tháng 3 năm 1914 tại làng Uyên Hưng, tổng Chánh Mỹ Trung, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Từ nhỏ, ông được gia đình cho ăn học đến nơi đến chốn. Rời trường làng, Tô Văn Tuấn theo học trường Pétrus Ký ở Sài Gòn. Ông đỗ tú tài niên khóa 1933 - 1944, nhằm lúc Đông Dương lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội nên không có điều kiện học. Năm 1936, Tô Văn Tuấn làm công chức ở sở Kho bạc Sài tiếp Gòn và bắt đầu tham gia văn nghệ.

nhavanbinhnguyenloc.jpg
 Nhà văn Bình-Nguyên Lộc (1914-1988)

Năm 1945, Cách mạng tháng tám bùng nổ, Tô Văn Tuấn tham gia với nhiệm vụ được giao: phụ trách tuyên truyền của huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Sau này, vào những năm đầu của thập niên 50, Tô Văn Tuấn chủ trương tuần báo vui sống tại Sài Gòn, quy tụ nhiều cây bút với mục đích phổ biến kiến Bút danh Bình Nguyên Lộc đã trở thành một hiện tượng của giới viết văn Sài Gòn. Bằng những suy nghĩ và cái nhìn về cuộc sống tinh tế của mình, Bình Nguyên Lộc đã sáng tác hàng loạt tác phẩm lưu dấu trên văn đàn thời bấy giờ. Kể từ khi Bình Nguyên Lộc đăng truyện ngắn đầu tiên có tên Phù sa trên tạp chí Thanh niên Sài Gòn đến năm 1974, nhà văn đã có khoảng 1000 truyện ngắn và nhiều công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí, báo hoặc in thành sách. Có thể kể những tác phẩm được xuất bản của Bình Nguyên Lộc như: Nhốt gió (1950), Đỏ dọc (1958), gieo gió gặt bão (1959), Ký thác (1959), Mối tình cuối cùng (1963), Hoa hậu bồ đào (1963), Bóng ai qua ngoài song cửa (1963), Bóng ngoài qua cửa sổ (1963), Mùa thu nhớ Tằm (1965), Đừng hỏi tại sao (1965), Tình đất (1966), Thầm lặng (1967), sâu đêm bố ráp (1968), Nhìn xuân người khác (1969)…

Nổi bật ở Bình Nguyên Lộc là những sáng tác về con người vùng đất Nam bộ: Từng thế hệ với những bước chân đi mở cõi đến cuộc sống thực tại. Để thực hiện những trang viết của mình, Bình Nguyên Lộc đã rong ruổi thực tế trên nhiều vùng quê của Nam bộ.

Không chỉ là một nhà văn - sáng tác nhiều, Bình Nguyên Lộc còn được biết đến với tư cách là một nhà nghiên cứu. Ông đã có công chú giải nhiều tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam như: Văn Chiêu hồ, Tiếc thay duyên Tấn, phận Tần (Nguyễn Du), tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận). Những công trình nghiên cứu “Lột trần Việt ngữ”, đặc biệt là tác phẩm “Nguồn gốc Mã lai của dân tộc Việt” được sự chú ý của giới khoa học. Mặc dù còn có những luận điểm trong công trình nghiên cứu của ông chờ sự thẩm định của lịch sử, nhưng những đóng góp đó rất đáng trân trọng.

Sau ngày đất nước được thống nhất, nhà văn Bình Nguyên Lộc sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và tham gia sinh hoạt trong Hội Văn nghệ Giải phóng Khu Sài Gòn - Gia Định. Nhưng không bao lâu Bình Nguyên Lộc ngã bệnh. Bệnh tim hành hạ ông đến phải nằm liệt cùng với bao bất hạnh đổ ập xuống gia đình. Trong lúc khốn cùng ấy, con cái của nhà văn bảo lãnh ông ra nước ngoài để chữa bệnh. Những năm tháng định cư ở nước ngoài, Bình Nguyên Lộc có viết một số truyện ngắn. Những trang viết cuối đời, ông viết về thân phân của những người xa xứ, nổi buồn, nỗi nhớ khắc khoải. Tâm hồn Bình Nguyên Lộc luôn hướng về Tổ quốc. Năm 1988, Bình Nguyên Lộc mất, thọ 74  tuổi. Cuộc đời của ông như chuyến “Đò dọc” thắm đượm nghĩa tình của quê hương.

Theo sách Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.