Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

Module TinTuc - WebPart ContentNews

 
Danh nhân văn hóa Trịnh Hoài Đức - tác giả "Gia định thành thông chí"   31-12-2014
Trịnh Hoài Đức (1765-1825)

trinhhoaiduc.jpg

Trịnh Hoài Đức sinh năm 1765 và mất năm 1825, đều là năm Ất Dậu, tròn 60 tuổi. Ông còn có tên là An, tự Chỉ Sơn, hiệu là Cẩn Trai. Khi mất được vua Minh Mạng ban tên thụy Văn Khác.  Nội tổ ông là Sư Khổng Trịnh Hội, nguyên quán huyện Trường Lạ,. tỉnh Phước Châu, miền nam Trung Hoa, cùng nhóm đi thần “bài Mãn phục Minh” do Trần Thượng Xuyên cầm đầu được chúa Hiền Nguyễn Phúc Thuần thuận cho gia đình ông tập cư tại thôn Bình Trước, dinh Trấn Biên.

Thân sinh Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, trưởng thành trên quê hương mới và kết duyên cùng một cô gái Việt xứ Đồng Nai. Ông nổi tiếng học rộng, văn hay chữ tốt nên thăng tiến rất nhanh. Nhưng không may ông chết sớm khi đang thụ chức ở Bá Canh, Quy Hóa, Quy Nhơn. Lúc ấy Trịnh Hoài Đức vừa tròn 10 tuổi (1775).

Trịnh Hoài Đức theo học cụ Võ Trường Toản. Ông tỏ ra thông minh, chăm học và cũng tại đây, ông kết bạn với Lê Quang Định va Ngô Nhơn Tịnh để sau này trở thành ba vì sao lấp lánh trên bầu trời Nam, mệnh danh là “Gia Định Tam gia”. Năm 1778, Nguyễn Ánh mở khoa thi Gia Định, ba ông ra ứng thi và đều đỗ đạt.

Trịnh Hoài Đức bổ nhiệm và lần lượt giữ chức Hàn lâm chế cao, Điều thuấn huyện Tân Bình. Năm Quý Sửu (1763) sung chức Đông cung Thị giảng (dạy Hoàng tử Cảnh) và phò tá Đông cung Cảnh ra trấn thành Diên Khánh. Năm Giáp Dần (1794) thăng chức Ký lục Trấn Dinh (Định Tường). Năm 1801, Trịnh Hoài Đức lại sung chức Hộ bộ Tham trì đồn trú Lưỡng Quảng, khi Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phúc đốc quân đi cứu thành Bình Định.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, ông lại được thăng chức Thượng thư bộ Hộ và cùng Ngô Nhơn Tịnh, Hoàng Ngọc Uẩn  đi sứ dâng Quốc thư lên vua nhà Thanh.

Trịnh Hoài Đức làm quan trải 2 triều vua Gia Long, Minh Mạng, được tin yêu, giữ nhiều chức vụ quan trọng như Hiệp tổng trần, Lại bộ Thượng thư, Phố Tổng tài Quốc Tử giám, Hiệp biện Đại học sĩ, Thượng thư bộ Lại và bộ Binh. Ông còn là chánh chủ khảo cho những kỳ thi Hội ở Huế. Tài năng và nhân cách, đức độ của ông là một tấm gương sáng bấy giờ.

Trong huyết quản của ông là hai dòng máu Hoa - Việt hòa trộn, nhưng xem ra dòng máu Việt có phần đỏ thắm hơn. Ông yêu vùng đất đã cưu mang và ưu ái ông không chút hoài nghi và ông đã đem hết tâm huyết, tài năng, nghị lực phục vụ cho đất nước - quê mẹ ông. Ít có vị quan nào cùng lúc được lòng vua mà vẫn được nhân dân thương yêu toàn vẹn như Trịnh Hoài Đức. Đặc biệt, Trịnh Hoài Đức luôn xác định mình là công dân Đại Việt, ngay cả khi ông sang Trung Hoa. Qua một số bài trong tập “Bắc xứ thi tập” ông luôn hướng sự hoài cảm của ông về tổ quốc Đại Việt. Đối với nhân dân, trước cảnh lầm than, khói lửa can qua, ông chia sẻ nỗi đau của thần dân Đại Việt:

       Năm ba ông lão xóm Đông

       Hái rau thay gạo đói lòng sớm hôm

Hay:

       Diều quạ no nê kêu rộn bãi

       Hồn ma vất vưởng khóc thâu canh.

Cuối thế kỷ XVIII đầu XIX cùng với sự trung hưng của triều Nguyễn, môi trường văn hóa cũng được các nho sĩ Đàng Trong nhen nhóm, khơi dậy chói lòa một giai đoạn lịch sử.

Bắt đầu là nhóm Chiêu Anh Các với Thập bát Anh do Mạc Thiên Tích khởi xướng ở Hà Tiên (1738), với “Minh bột di ngư”, “Hà Tiên thập vịnh”, “Lê khể nhàn điếu”.

Tiếp theo là Gia Định Sơn Hội ra đời với các gương mặt tiêu biểu: Chỉ sơn Trịnh Hoài Đức, Nhứ sơn Ngô Nhơn Tịnh, Hối sơn Huỳnh Ngọc Uẩn, Kỳ sơn Diệp Minh Phụng, Phục sơn Vương Kế Sinh. Là những vì sao lấp lánh trên văn đàn Đồng Nai - Gia Định. Bình Dương thị xã ra đời rực rỡ với Gia Định Tam gia làm nở rộ một thời văn học Hàn lâm của đất trời phương Nam.

Trịnh Hoài Đức là nhà văn hóa ưu tú của xứ Đồng Nai. Ông để lại cho hậu thế một kho tàng trước tác đồ sộ gồm văn thơ và công trình nghiên cứu lịch sử. Từ năm Minh Mạng nguyên niên đã dâng vua hai bộ “Lịch Đài kỷ nguyên” và Khương tế lục” và đặc biệt bộ biên niên sử “Gia Định thành thông chí”. Đây là quyển sử ghi lại đầy đủ nhất, toàn diện nhất diện mạo xứ Đàng Trong trong thời kỳ khai phá lập nghiệp của đoàn người Việt Nam tiến. Cho mãi về sau này, Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đã dựa vào nguồn tư liệu quan yếu của “Gia Định thành thông chí” để biên soạn các bộ sử và cho cả ngày nay, các nhà khoa học xã hội nước ta không thể cần đến bộ sách này. Người Pháp cũng sớm biết giá trị của tác phẩm, nên ngay sau khi thôn tính Nam Kỳ, Garbiel Aubaret lập tức dịch và xuất bản bộ sử này bằng tiếng Pháp tại Paris (1863).
Tháng ba năm Ất Dậu (1825), sau một thời gian lâm bệnh, Trịnh Hoài Đức qua đời tại Phú Xuân, thọ 60 tuổi. Vua Minh Mạng khóc ông với những lời lẽ tiếc thương đau đớn. Truy tặng chức Thiếu Bão Cần chánh diện Đại học sĩ, phái hoàng thân Miên Hoằng thân đi tế lễ và di linh cữu ông về Nam, theo nguyện vọng của ông.

Linh cửu Trịnh Hoài Đức về đến Phiên Trấn, Tả quân Tổng trấn Lê Văn Duyệt đích thân phúng viếng rồi hộ ông về chôn cất nơi quê mẹ tại làng Bình Trước, tỉnh Biên Hòa.

Năm 1852 linh vị được đưa vào thờ ở Trung hưng Công Thần miếu. Năm 1858, đưa vào điện Hiểu Trung.

Ông là một con người tài đức vẹn toàn, được vua (hai triều Gia Long - Minh Mạng) tin yêu, quần thần ngưỡng vọng. Làm quan đến chức cực phẩm mà sống giải dị, thanh cao, chỉ biết quên mình lo việc ích nước, lợi dân.

Về phương diện văn hóa, ông là nhà thơ, nhà viết sử lỗi lạc hàng đầu còn là vô giá, dù ở góc độ khoa học hay nghệ thuật.

Những thế hệ con dân Biên Hòa - Đồng Nai về sau vẫn biết sơn và tự hào về ông - một tài năng lớn, một nhân cách lớn đã góp phần đặt nền móng cho một vùng hào khí Đồng Nai - Văn hóa Đồng Nai.

Theo sách Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.