Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

Module TinTuc - WebPart ContentNews

 
​QIMA kỳ vọng nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam sẽ tăng trưởng   20-03-2023
Trong những năm tới, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến tìm nguồn cung ứng hàng đầu trên thị trường thế giới.

Do đó, QIMA (nhà cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu) đang mong đợi nhu cầu về dịch vụ của họ sẽ tăng tại Việt Nam. QIMA kỳ vọng có thể hợp tác với nhiều nhà cung cấp hơn tại Việt Nam và góp phần vào sự phát triển của thị trường xuất khẩu tại Việt Nam. Công ty mong muốn được hợp tác với các nhà cung cấp Việt Nam để quản lý sản xuất và phát triển vị thế của Việt Nam như một điểm đến tìm nguồn cung ứng đáng tin cậy trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Uy tín của Việt Nam như một địa điểm tìm nguồn cung ứng tốt đang được cải thiện

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nâng cao đáng kể vị thế là một thị trường có nguồn cung ứng tốt cho các thương hiệu lớn và doanh nghiệp quốc tế. Việt Nam hiện nay đang gia tăng hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu và Úc, cũng như sang các nước châu Á khác. 

Thứ nhất, quốc gia này đã nhận được một lượng đầu tư nước ngoài rất tích cực. Việc đầu tư đang trên đà tăng mạnh. Vào tháng 1- 2023, đã có 1,6 tỉ dollar Mỹ đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, trong đó 719 triệu dollar Mỹ đầu tư vào sản xuất và chế biến, đây là lĩnh vực nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam (VD: vào tháng 11- 2022, nhà sản xuất đồ chơi Lego của Đan Mạch đã bắt đầu xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỉ dollar Mỹ tại tỉnh Bình Dương). Các thương hiệu lớn khác đã đầu tư vào Việt Nam bao gồm Unilever và Adidas. Adidas hiện nay sản xuất 40-50% giày của họ tại Việt Nam. 

Các hiệp định mậu dịch tự do (FTA) song phương và đa phương đã giúp Việt Nam tăng trưởng. Tuy nhiên, quốc gia này cũng được hưởng lợi từ xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và những thay đổi đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu sau những gián đoạn gần đây. Đáng chú ý là nhiều công ty nước ngoài đã tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ thông qua chiến lược Trung Quốc + 1. 

Với chiến lược này, các công ty nước ngoài tìm cách kiểm soát rủi ro trong chuỗi cung ứng của họ bằng cách đa dạng hóa các địa điểm tìm nguồn cung ứng. Các công ty giữ phần lớn hoạt động của họ ở Trung Quốc, nhưng cũng tìm nguồn từ các quốc gia mới, như một hình thức bảo hiểm chống lại sự gián đoạn.  

Hiện tại Việt Nam là: 

  • Đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ, với thặng dư thương mại hàng hóa là 69,7 tỉ dollar vào năm 2020.
  • Đối tác thương mại lớn thứ 16 của Liên Minh Châu Âu, với thặng dư thương mại hàng hóa là 27,9 tỉ dollar vào năm 2021.
  • Đối tác thương mại lớn thứ 7 của Trung Quốc, với thâm hụt thương mại hàng hóa là 58,9 tỉ dollar vào năm 2022. Trung Quốc là nguồn cung cấp nguyên liệu chính được sử dụng trong hoạt động sản xuất của Việt Nam.
  • Phát triển nền kinh tế, với GDP 352 tỉ dolllar Mỹ vào năm 2021 và tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm là 6,5%.    

Tính tin cậy là điều tối quan trọng với các công ty và bên mua nước ngoài, họ sẽ tiếp tục theo xu hướng tìm nguồn cung ứng từ các khu vực mới để tăng  tính tin cậy trong các chuỗi cung ứng. Việt Nam đang ở một vị thế rất tốt để vốn hóa. Ngành công nghiệp ở Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu của các công ty nước ngoài ở đâu sẽ giành được hoạt động kinh doanh ở đó. 

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là chìa khóa 

Sản phẩm cần được sản xuất với chất lượng cao, một cách nhất quán. Cơ sở hạ tầng cần phải được tổ chức tốt và điều quan trọng là phải đáp ứng các yêu cầu khác, chẳng hạn như những yêu cầu liên quan đến ô nhiễm môi trường hoặc điều kiện làm việc của nhân viên. Các công ty nước ngoài cần các nhà cung cấp của họ ở Việt Nam đáp ứng những yêu cầu tương đối khắt khe tại thời điểm ban đầu. 

Đây là nơi quản lý chuỗi cung ứng xuất hiện. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả thì các chuỗi cung ứng tốt sẽ phát triển. 

QIMA hướng đến mục tiêu cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho các nhà cung cấp tại Việt Nam để giúp họ nắm bắt các cơ hội hiện tại. Với việc xử lý chính xác các tiêu chuẩn sản xuất tại Việt Nam, các công ty Việt Nam sẽ  từng bước cải thiện vị thế của quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Giới thiệu về QIMA 

Tại QIMA, chúng tôi thực hiện sứ mệnh cung cấp cho khách hàng các giải pháp thông minh để tạo ra các sản phẩm mà người tiêu dùng có thể tin tưởng. Chúng tôi kết hợp các chuyên gia tại địa phương cho các hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra nhà cung cấp, chứng nhận, và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, với một nền tảng kỹ thuật số mang lại độ chính xác, sự tuân thủ và đạt chất lượng đối với khả năng theo dõi thông tin và thông báo dữ liệu.

Chúng tôi hoạt động trên 100 quốc gia và giúp hơn 30000 thương hiệu toàn cầu, các nhà bán lẻ, nhà sản xuất, và người trồng lương thực đạt được hiệu quả cao về chất lượng.  

Hiện tại, QIMA Việt Nam cung cấp dịch vụ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và các giải pháp thông minh cho các ngành khác nhau liên quan đến dệt may, giày dép, đồ chơi và vật liệu tiếp xúc với thực phẩm. Các hoạt động tại Việt Nam sẽ mở rộng trong tương lai để tăng phạm vi khả năng kiểm nghiệm rộng hơn. 

Phạm vi dịch vụ mà QIMA Việt Nam cung cấp bao gồm: 

  • Kiểm nghiệm sản phẩm
  • Kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm
  • Các dịch vụ chứng nhận (về cơ, hóa học)
  • Dịch vụ đánh giá nhà cung cấp / cơ sở
  • Đào tạo và phát triển 

Thời điểm hiện tại là cơ hội rất tốt để ngành công nghiệp tại Việt Nam tận dụng sự dịch chuyển trong mô thức tìm nguồn cung ứng toàn cầu. Việt Nam có những lợi thế rất lớn với chi phí lao động tương đối thấp, lực lượng lao động lớn và trẻ, năng lực sản xuất mạnh và lợi ích của một loạt các hiệp định mậu dịch tự do.

Theo: TCDLCL

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.