Theo
báo cáo Chỉ số thương mại điện tử (EBI) Việt Nam năm 2024 vừa được Hiệp hội
Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) công bố, chỉ số EBI của Đồng Nai xếp thứ 6
cả nước, tương đương thứ hạng năm ngoái. Trong những năm gần đây, Đồng Nai luôn
quan tâm, tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử về mọi mặt.
Năm 2024, UBND tỉnh tiếp tục
hành Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn. Trong đó hướng tới
mục tiêu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm
trong tốp 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu trong cả nước; phát triển sàn TMĐT tỉnh
có ít nhất có 80 thương nhân tham gia hoạt động; hỗ trợ trên 50% chủ thể sản
xuất kinh doanh sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh có
website quảng bá thương hiệu và tham gia sàn TMĐT tỉnh.
Sàn thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai giới thiệu các mặt hàng đặt sản của tỉnh
Nội dung kế hoạch tập trung
vào các nhiệm vụ, giải pháp chính để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử
trên địa bàn tỉnh như: xây dựng, phát triển hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát
triển thương mại điện tử; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức về thương
mại điện tử; đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử. Đồng thời,
chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử; phát triển các
sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử; tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng
thương mại điện tử; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển
thương mại điện tử…
Trong thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ
các chủ thể OCOP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ như triển khai các điểm bán hàng, giới
thiệu sản phẩm OCOP, kết nối với nhiều hội nghị xúc tiến cung - cầu, hội chợ
cấp vùng, cấp khu vực để quảng bá, phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP, hỗ
trợ quảng bá thông tin giới thiệu sản phẩm OCOP trên sàn TMĐT tỉnh và hỗ trợ
xây dựng các kênh thông tin riêng cho từng đơn vị quảng bá sản phẩm của mình…Với lợi thế bán
hàng đa kênh cùng hệ thống quản lý sản phẩm và đơn hàng thuận lợi, hiện sàn TMĐT
đang là phương thức tiêu thụ hàng hóa hiệu quả giúp nâng cao giá trị sản phẩm.
Đặc biệt, đây được xem là đòn bẩy quan trọng giúp sản phẩm OCOP, khởi nghiệp, đặc
trưng của tỉnh phát triển, tiếp cận với thị trường nhanh chóng...
Đồng Nai tổ chức nhiều chương trình kết nối, cùng với thương mại điện tử để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, đơn vị, người dân giới thiệu sản phẩm
Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Nguyễn Văn Thắng sàn giao dịch
TMĐT đem lại nhiều lợi ích đối với chủ thể sản xuất, quy mô tiếp cận khách hàng
vô cùng rộng lớn. Đồng thời tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng, marketing truyền
thông, phân phối và tối ưu chi phí lưu kho hiệu quả. Với những điểm nhấn trên sẽ
giúp lợi nhuận của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã có cơ hội tăng cao.
Trong năm 2023, sở đã phối hợp với
các sở, ngành liên quan tổ chức gian hàng chung cho 62 doanh nghiệp trưng bày,
giới thiệu các sản phẩm OCOP của Đồng Nai tại nhiều hội nghị, chương trình kết
nối, giới thiệu sản phẩm.
Thời gian qua, các đơn vị, địa
phương liên quan đã triển khai xây dựng 4 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
trên địa bàn tỉnh tại: Khu du lịch Thác Đá Hàn (huyện Trảng Bom), Khu du lịch
Bửu Long (thành phố Biên Hòa), Siêu thị Co.opmart Biên Hòa và Chợ đầu mối nông
sản thực phẩm Dầu Giây (huyện Thống Nhất). Ngoài ra, nhiều siêu thị, trung tâm
thương mại trên địa bàn tỉnh như: BigC Đồng Nai, GO! Tân Hiệp, Lotte Mart Đồng
Nai… đã bố trí các gian hàng dành riêng cho đặc sản của các địa phương trên cả
nước, trong đó có các sản phẩm OCOP của Đồng Nai.
Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA) Vũ Kim Anh cho rằng, việc kết nối sản phẩm OCOP
vào các siêu thị, các điểm du lịch, cửa hàng tiện lợi là điều kiện xây dựng
thương hiệu để sản phẩm OCOP phát triển, vươn xa ra nhiều thị trường. Đặc biệt,
trong thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Đồng Nai đã tham gia nhiều hoạt động
kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại quy mô lớn với hoạt động kết nối trực
tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, trao đổi trực tiếp với những hệ thống
phân phối, các sàn thương mại điện tử… Qua đó, góp phần mở ra cơ hội để quảng
bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương…Cùng
với đó, thương mại điện tử sẽ góp phần liên kết và mở rộng thị trường bền vững
hơn cho sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng.
T.Quế