Các thành viên Hội đồng tổng kết, nghiêm thu đề tài chụp hình lưu niệm với nhóm nghiên cứu.
Ứng dụng CN 4.0 mới ở
giai đoạn đầu của quá trình phát triển
Theo
GS.TS Võ Thanh Thu (Chủ nhiệm đề tài), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
chính thức bắt đầu trên thế giới khoảng trên 10 năm (2011-2022), nhưng các
thành tựu của nó đã tác động mạnh và làm thay đổi thế giới nhanh chóng theo hướng
tích cực. Việt Nam, trong đó có Đồng Nai trong cuộc cách mạng về công nghiệp
này dường như cũng bắt đầu cùng với thế giới, góp phần đưa đất nước hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tại
Đồng Nai, cuộc cách mạng CN 4.0 đã phát triển trong từng ngành sản xuất và dịch
vụ, trong đó có những điển hình thành công và mang tính chuyên sâu, dùng CN 4.0
để tổ chức có khoa học quy trình kinh doanh sản xuất và dịch vụ tăng cường nối
kết: với cơ quan quản lý nhà nước (khai thuế điện tử, thông quan điện tử, hộ trực
tuyến với các cơ quan có thẩm quyền…); nối kết với chuỗi cung ứng; nối kết với
thị trường…
Đối
với các doanh nghiệp (DN), gần như tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
trên địa bàn Đồng Nai đều có địa chỉ điện tử để quảng bá, nối kết với khách
hàng, trong số này nhiều DN sử dụng trí tuệ thông minh để hỗ trợ khách hàng về
thông tin, giải đáp thắc mắc, tiếp nhận đơn hàng, thanh toán… Có nhiều doanh
nghiệp Quốc tế đã ứng dụng thành công CN 4.0 nối kết hoạt động kinh doanh trên
địa bàn Đồng Nai với thị trường trong và ngoài nước, các DN này đang là những hạt
nhân thực tế để lan tỏa tính ưu việt của CN 4.0 trong ứng dụng vào sản xuất và
dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Tuy
nhiên, qua khảo sát thực tế và thống kê, phân tích cho thấy, bên cạnh những kết
quả đạt được, về tổng thể tình hình ứng dụng CN 4.0 trong sản xuất và đời sống ở
Đồng Nai chỉ mới trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Sự phát triển ứng
dụng CN 4.0 trên địa bàn tỉnh còn nhiều lúng túng và hạn chế như: triển khai ứng
dụng còn chậm ở tầm vĩ mô quản lý Nhà nước cũng như trong DN, thành tựu của ứng
dụng CN 4.0 chưa ảnh hưởng rõ nét; CN 4.0 ứng dụng trong sản xuất kinh doanh
còn đơn giản, ít loại hình công nghệ được ứng dụng, DN chưa quan tâm đến lưu trữ
và xử lý thông tin, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.
Vai trò “nhạc trưởng” trong triển khai ứng dụng CN 4.0 chưa rõ nét; Nhận thức về
lợi ích ứng dụng CN 4.0 ở các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, đặc
biệt ở các DN có quy mô nhỏ; Đa số các cơ sở sản xuất và dịch vụ mới chỉ dừng lại
ứng dụng CN 4.0 giản đơn, mang tính phổ biến, chi phí đầu tư thấp…
Nhiều doanh nghiệp Đồng Nai đã ứng dụng CN 4.0 vào phục vụ sản xuất.
GS.TS
Võ Thanh Thu cho biết, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định
tính; phương pháp phân tích thống kê và thống kế mô tả; phương pháp nghiên cứu
định lượng. Trong đó, đối với đối với phương pháp nghiên cứu định tính đã sử
dụng phương pháp chuyên gia trong củng cố khung phân tích và các chỉ tiêu đánh
giá thực trạng sử dụng CN 4.0 và khả năng ứng dụng CN 4.0 ở Đồng Nai trong quản
lý kinh tế và kinh doanh. Đối với phương pháp phân tích thống kê và thống kê
mô tả, nhóm nghiên cứu đã dùng kết quả khảo sát các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ
hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để xây dựng bảng và các sơ đồ biểu diễn
các giá trị tuyệt đối và tương đối phục vụ cho phân tích đánh giá thực trạng ứng
dụng CN 4.0 ở trong các cơ sở sản xuất , kinh doanh dịch vụ.
Sử dụng đồng bộ nhiều
giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CN 4.0
Với
mục tiêu tổng quát là xây dựng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CN 4.0
vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, đề tài đã tập trung vào 8 mục
tiêu và nội dung nghiên cứu khoa học. Đó là làm rõ bản chất của CN 4.0; Xây dựng
khung phân tích mang tính khoa học phục vụ cho đánh giá thực trạng ứng dụng CN
4.0 và các nhân tố tác động đến lựa chọn ứng dụng CN 4.0 trong lĩnh vực kinh tế
- xã hội; Nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng CN 4.0 của các nước và Việt Nam vào
phát triển kinh tế - xã hội và rút ra bài học cho Đồng Nai; Đánh giá tình hình ứng
dụng và sẵn sàng ứng dụng CN 4.0 ở tỉnh Đồng Nai trong các ngành kinh tế - xã hội:
Nêu được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành công và tồn tại; Đo lường
các nhân tố tác động đến lựa chọn của DN ở tỉnh Đồng Nai trong ứng dụng CN 4.0
và đưa ra các hàm ý chính sách, quản trị; Xác định những thành tựu khoa học của
CN 4.0 có thể ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai; Xây dựng
mô hình ứng dụng CN 4.0 ở Đồng Nai (trong quản lý hành chính công liên quan đến
kinh tế và các ngành liên quan đến kinh tế chủ lực của Đồng Nai); Đề xuất các
hướng nghiên cứu khoa học để tăng cường triển khai ứng dụng CN 4.0 vào phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai; Đề xuất chiến lược và các giải pháp phát
triển, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng CN 4.0 và hoạt động khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Theo
GS.TS Võ Thanh Thu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng
dụng CN 4.0 ở Đồng Nai, trong đó xác định các loại hình CN 4.0 có thể ứng dụng ở
Đồng Nai; đề xuất các mô hình ứng dụng CN 4.0 ứng dụng trong 9 ngành kinh tế chủ
đạo của tỉnh (dệt may – da; cơ khí; chế biến nông - lâm sản; nông nghiệp;
thương mại; vận tải – logistics; du lịch; y tế; giáo dục và đào tạo); Xây dựng
thể chế chính sách liên quan đến phát triển và ứng dụng CN 4.0 trên địa bàn Đồng
Nai; Cần đầu tư nghiên cứu xây dựng dữ liệu lớn (Big data) của tỉnh, có sự nối
kết với dữ liệu quốc gia về xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng dữ liệu số
công dân, số hóa doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; Cơ chế chính
sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội Đồng Nai trên nền tảng số; Đầu
tư cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ bản sao số,
chuỗi khối, thực tế ảo/thực tế tăng cường, dữ liệu lớn, kết hợp với các công
nghệ mở, mã nguồn mở cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
TS.
Huỳnh Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn
đánh giá, nghiệm thu kết quả đề tài cho rằng, về cơ bản đề tài đáp ứng được các
yêu cầu nghiên cứu, những luận cứ có khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn, trong
đó có những vấn đề phục vụ rất thiết thực cho các hoạt động như: Logistics, y tế,
giáo dục, du lịch… Tuy nhiên, đề tài cần cụ thể hóa các nội dung nghiên cứu gắn
liền với thực tế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, lựa chọn
vấn đề gần gũi, thiết thực với tỉnh để triển khai ứng dụng…
Lê Văn