Thí nghiệm nghiên cứu bổ sung dinh dưỡng cho rau cần nước bằng một số
chế phẩm dinh dưỡng hữu cơ qua lá.
TÓM
TẮT
Rau cần nước là một loại rau thủy
sinh được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu, ăn ngon, được nhiều người ưa
chuộng. Phân bón nói chung và phân bón lá nói riêng là một yếu quan trọng giúp
rau cần nước tăng năng suất và chất lượng. Để xác định chế phẩm dinh dưỡng hữu
cơ qua lá phù hợp với sản xuất rau cần nước ở xã Gia Kiệm, chúng tối đã tiến
hành thí nghiệm 1 yếu tố theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm
3 nghiệm thức gồm phân bón lá hữu cơ sinh học EcoNereo Kelp; phân bón lá hữu cơ
Kelpit và phân bón lá Grow 8-3-4 (nhà vườn dùng phổ biến) được thực hiện trong
3 vụ (từ tháng 7/2020 đến tháng 12/2021) tại hộ ông Phạm Đức Khẩn (ấp Tây Nam,
xã Gia Kiệm). Kết quả thí nghiệm cho thấy bổ sung dinh dưỡng qua lá khác nhau
cho rau cần nước ảnh hưởng có ý nghĩa đến sinh tường, năng suất và hiệu quả
kinh tế. Sử dụng phân bón lá hữu cơ Kelpit cho kết quả tốt nhất với chiều cao
cây trung bình là 87,42cm (thời điểm thu
hoạch), số nhánh/bụi trung bình là 11,33 nhánh/bụi, năng suất trung bình là
5.415 kg/1.000m2/vụ, lợi nhuận trung bình là 24.484.000 đ/1.000m2/vụ.
Từ
khóa: Phân bón lá,
rau cần nước.
ABSTRACT
Water
dropwort is an aquatic vegetable that has been used for a long time in Vietnam,
delicious and popular with many people. Fertilizers in general and foliar
fertilizers in particular are important factors that help water dropwort
increase yield and quality. To determine the suitable organic foliar fertilizer
for water dropwort production in Gia Kiem commune, we conducted a one-factor
experiment in a completely randomized block format (RCBD) consisting of 3
treatments (experimental treatment: The 1st organic foliar fertilizer EcoNereo
Kelp; treatment 2 Organic foliar fertilizer Kelpit and treatment 3 foliar
fertilizer Grow 8-3-4 (used by gardeners)) was carried out for 3 crops (from
July 2020 to December 2021 at the vegetable field of Mr. Pham Duc Khan's
household (Gia Kiem commune). Experimental results showed that the addition of
different foliar nutrients to water dropwort had a significant effect on
growth, yield and economic efficiency. Using Kelpit foliar fertilizer gave the
best results with an average tree height of 87.42cm (at the time of harvest),
an average number of branches/dust of 11.33 branches/bush, an average yield of
5,415 kg/1,000 m2/crop, average profit is 24,484,000 VND/1,000 m2/crop.
1. ĐẶT VẤN
ĐỀ
Rau cần nước (Oenanthe
javanica (Blume) DC.) là một loại rau thủy sinh được sử dụng phổ biến ở Việt
Nam từ rất lâu, ăn ngon, được nhiều người ưa chuộng. Rau cần nước có giá trị
dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, chất khoáng và có thể dùng để chữa nhiều loại
bệnh như cao huyết áp, mạch máu xơ cứng, thần kinh suy nhược (Đỗ Huy Bích và
ctv, 2006). Phía Bắc, rau cần nước được trồng từ lâu đời các tỉnh đồng bằng Sông
Hồng và trung du Bắc bộ như Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương,
Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ (Đỗ Huy Bích và ctv,
2006). Ở phía Nam, rau cần nước cũng được trồng ở các tỉnh như Đồng Nai, Kiên
Giang, Bạc Liêu (Phạm Thị Minh Tâm và ctv, 2015).
Phân
bón là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của rau cần
nước. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, rau cần nước lấy đi một lượng
dinh dưỡng nhất định từ đất. Cây càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng càng nhiều. Để bổ sung lượng dinh dưỡng mà cây rau cần nước đã
lấy cần có chế độ bón phân hợp lý. Theo
Phạm Thị Minh Tâm và ctv (2015) khuyến cáo: Lượng phân bón cho rau cần cho 1000
m2/vụ như sau: Phân hữu cơ vi sinh: 500 kg; NPK 20:20:15: 119 kg;
Urea: 36,55 kg; phân lân 62,5 kg, kali 7,5 kg. Theo Nguyễn Hoàng Mỹ (2014) điều
tra hiện trạng sản xuất rau cần nước tại Gia Kiệm cho thấy nhà vườn sử dụng
100% phân vô cơ và lượng phân bón cho ruộng rau cần nước cao hơn nhiều so với
khuyến cáo. Các loại phân vô cơ như NPK 30-10-10, NPK 15-30-15, NPK 16-16-8,
DAP 18-46-0 được bón 2 lần/tuần, lượng bón trung bình 5 kg/1.000m2/lần
bón. Phân bón lá được phun thường xuyên để kích thích sinh trưởng cũng trở
thành thói quen trong canh tác rau cần nước ở Gia Kiệm bởi khi phun phân bón lá
cho rau cần nước thì cây rau có bộ lá xanh bóng, sinh trưởng nhanh. Ngay cả khi
ruộng rau cần nước sinh trưởng tốt thì nhà vườn vẫn phun phân bón lá kết hợp với
phun thuốc BVTV. Điều này làm cho cây sinh trưởng nhanh quá mức, thân cây yếu,
dễ bị sâu bệnh gây hại, tăng chi phí sản xuất, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mất an
toàn thực phẩm, ảnh hưởng lâu dài đến môi trường và sức khỏe người sản xuất.
Để giải quyết vấn đề này, cần
nghiên cứu biện pháp bổ sung chất dinh dưỡng cho rau cần nước bằng một số chế
phẩm dinh dưỡng hữu cơ qua lá giúp cây phát triển cân đối, chống chịu được sâu
bệnh hại và nâng cao chất lượng rau.
2.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành
03 vụ (Trong đó: Vụ 1 từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2020; Vụ 2 từ tháng 10/2020 đến
tháng 12/2021; Vụ 3 từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021) tại ao rau cần nước của
hộ ông Phạm Đức Khẩn (ấp Tây Nam, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai).
2.2.
Vật liệu thí nghiệm
- Giống rau: Giống rau cần
nước của địa phương (xã Gia Kiệm). Nhân giống bằng cách rải nguyên cây rau cần
nước lúc thu hoạch trên mặt ao đã rút nước (phương pháp nhân giống truyền thống
của nhà vườn địa phương).
- Phân bón lá sử dụng
trong thí nghiệm:
Bảng 1. Các loại phân bón lá sử dụng
trong thí nghiệm
Stt
|
Tên thương mại
|
Thành phần
|
Nồng độ pha
|
Nhà sản xuất
|
1
|
Phân bón lá hữu cơ sinh học Eco -
Nereo Kelp
|
Axit humic: 0,53%
(nguyên liệu từ tảo bẹ)
|
3 ml/ lít nước
|
Công ty Eco Nutrients (Mỹ)
|
2
|
Phân bón
lá hữu cơ Kelpit
|
P2O5: 0,11%; K2O:
0,6%; Alginates: 0,5%; Auxins: 22,4 mg/L; Cytokinins: 2,8 mg/L; (nguyên liệu
từ rong và tảo biển)
|
3 ml/ lít nước
|
Công ty Spraygro Liquid Fertillizers
(Australia)
|
3
|
Phân bón lá Grow 8-3-4 (nhà vườn
dùng phổ biến)
|
N: 80 g/L;
P2O5: 30 g/L;
K2O: 40 g/L
|
3 ml/ lít nước
|
Công ty cổ phần phân bón Ba Lá Xanh
|
2.3.
Phương pháp thí nghiệm
- Thí nghiệm 1 yếu tố được
bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 3 nghiệm thức với
6 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm cơ sở 20 m2. Tổng diện tích
thí nghiệm 360 m2, không bao gồm diện tích bảo vệ.
- Các nghiệm thức thí nghiệm:
+ Nghiệm thức 1: Phân bón
lá hữu cơ sinh học Eco - Nereo Kelp.
+ Nghiệm thức 2: Phân bón
lá hữu cơ Kelpit.
+ Nghiệm thức 3: Phân bón
lá Grow 8-3-4.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Bảo vệ
|
Bảo vệ
|
Bảo vệ
|
NT2
|
|
NT1
|
|
NT3
|
|
NT1
|
|
NT2
|
|
NT3
|
NT1
|
|
NT3
|
|
NT1
|
|
NT2
|
|
NT3
|
|
NT2
|
NT3
|
|
NT2
|
|
NT2
|
|
NT3
|
|
NT1
|
|
NT1
|
I
|
|
II
|
|
III
|
|
IV
|
|
V
|
|
VI
|
Bảo vệ
|
- Liều lượng sử dụng: Phun
1 lít dung dịch phân bón lá/lần/ô thí nghiệm (20m2). Phun 06 lần/vụ
vào các thời điểm 10 NSR; 20NSR; 10NSC; 15NSC; 20NSC và 25NSC
2.4.
Các chỉ tiêu theo dõi: Chiều
cao cây; số nhánh/bụi; Năng suất thực thu (kg/1.000m2/vụ) và hiệu quả
kinh tế.
2.5.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
Nhân giống bằng cách rải nguyên cây lúc cây rau cần nước thu hoạch, sau đó cấy
rau cần nước ở thời điểm 30 ngày sau rải giống, khi đó chiều cao cây rau cần nước
khi cấy ở các nghiệm thức là 12 ± 1 cm, số nhánh/bụi là 5 ± 1 nhánh/bụi. Thời
điểm thu hoạch là 60 ngày sau rải giống.
2.6.
Xử lý số liệu: Tính
toán số liệu, phân tích ANONVA và trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm SAS
Số nhánh/bụi ở 3 NT của thí nghiệm bổ sung dinh dưỡng qua lá
3. KẾT QUẢ
VÀ THẢO LUẬN
Ở thời điểm thu hoạch (30 ngày sau cấy),
chiều cao cây trung bình 3 vụ ở các nghiệm thức dao động từ 80,85 - 87,42cm,
trong đó chiều cao cây trung bình 3 vụ ở nghiệm thức phun Kelpit (87,42cm) cao nhất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm
thức phun Eco-Nero Kelp (80,85cm) và nghiệm thức phun Grow 8-3-4 (82,96cm). Chiều
cao cây trung bình 3 vụ ở nghiệm thức Grow 8-3-4 cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nghiệm thức phun Eco-Nero Kelp (bảng 2).
Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến
chiều cao cây rau cần nước ở thời điểm thu hoạch (30 ngày sau cấy)
Nghiệm thức
|
Chiều cao cây rau cần nước (cm) ở thời
điểm thu hoạch (30 ngày sau cấy)
|
Vụ 1
|
Vụ 2
|
Vụ 3
|
Trung bình
|
Eco-Nero
Kelp
|
80,25c
|
80,80c
|
81,50b
|
80,85c
|
Kelpit
|
87,25a
|
87,18a
|
87,83a
|
87,42a
|
Grow 8-3-4
(đối chứng)
|
83,40b
|
83,30b
|
82,18b
|
82,96b
|
F tính
|
*
|
*
|
*
|
*
|
CV (%)
|
7,46
|
6,23
|
6,51
|
6,73
|
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá
trị có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05;
*: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05.
Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số nhánh/bụi rau cần nước ở thời điểm thu
hoạch (30 ngày sau cấy)
Nghiệm
thức
|
Số
nhánh/bụi rau cần nước ở thời điểm thu hoạch (30 ngày sau cấy)
|
Vụ
1
|
Vụ
2
|
Vụ
3
|
Trung
bình
|
|
Eco-Nero Kelp
|
9,08b
|
8,50c
|
9,15c
|
8,91c
|
|
Kelpit
|
11,25a
|
11,25a
|
11,50a
|
11,33a
|
|
Grow 8-3-4 (đối chứng)
|
9,60b
|
9,60b
|
9,70b
|
9,63b
|
|
F tính
|
*
|
*
|
*
|
*
|
|
CV (%)
|
4,28
|
4,95
|
5,44
|
4,89
|
|
Ghi
chú: Trong cùng một cột, các giá trị có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê ở mức P < 0,05; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P <
0,05.
Ở thời điểm thu hoạch (30 ngày sau cấy),
số nhánh/bụi trung bình 3 vụ ở các nghiệm thức dao động từ 8,91 - 11,33 nhánh/bụi,
trong đó chiều cao cây trung bình 3 vụ ở nghiệm thức phun Kelpit (11,33 nhánh/bụi) cao nhất có ý nghĩa thống kê so với
nghiệm thức phun Eco-Nero Kelp (8,91 nhánh/bụi) và nghiệm thức phun Grow 8-3-4
(9,63 nhánh/bụi). Số nhánh/bụi trung bình 3 vụ ở nghiệm thức Grow 8-3-4 cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức phun Eco-Nero Kelp (bảng 3).
Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến
năng suất rau cần nước
Nghiệm thức
|
Năng suất rau cần nước (kg/1.000m2)
|
Vụ 1
|
Vụ 2
|
Vụ 3
|
Trung bình
|
|
Eco-Nero
Kelp
|
4.948c
|
4.858c
|
4.930c
|
4.912c
|
|
Kelpit
|
5.382a
|
5.329a
|
5.535a
|
5.415a
|
|
Grow 8-3-4
(đối chứng)
|
5.083b
|
5.057b
|
5.025b
|
5.055b
|
|
F tính
|
*
|
*
|
*
|
*
|
|
CV (%)
|
8,42
|
6,23
|
6,38
|
7,01
|
|
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá
trị có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05;
*: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05.
Năng suất rau cần nước trung bình 3 vụ
ở các nghiệm thức dao động từ 4.912 - 5.415 kg/1.000m2/vụ, trong đó
năng suất trung bình 3 vụ ở nghiệm thức phun Kelpit (5.415
kg/1.000m2/vụ) cao nhất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức
phun Eco-Nero Kelp (4.912 kg/1.000m2/vụ) và nghiệm thức phun Grow
8-3-4 (5.055 kg/1.000m2/vụ). Năng suất trung bình 3 vụ ở nghiệm thức
Grow 8-3-4 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức phun Eco-Nero Kelp (bảng
4).
Tổng
chi phí cho diện tích thí nghiệm 1.000m2/vụ ở nghiệm thức phun Eco-Nero Kelp là
37.813.000đ cao hơn so với nghiệm thức phun Kelpit (37.790.000đ) và nghiệm thức
phun Grow 8-3-4 (37.738.000đ) (bảng 5).
Với giá bán bình quân rau cần nước
là 11.500 đ/kg, thu nhập ở nghiệm thức phun Kelpit là cao nhất
(62.274.000đ/1.000m2/vụ), tiếp đến là nghiệm thức phun Grow 8-3-4
(58.129.000đ/1.000m2/vụ) và thấp nhất là nghiệm thức phun Eco-Nero Kelp
(56.484.000đ/1.000m2/vụ) (bảng 5).
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các nghiệm
thức phân bón lá
Tính cho 1.000m2/vụ
Nghiệm
thức
|
Chi phí thực hiện
thí nghiệm (1.000đ)
|
Sản lượng
và thu nhập
|
Đánh giá
hiệu quả kinh tế
|
Vật
tư
TN
|
Chi phí sản xuất khác
|
Tổng
chi
(2+3)
|
Sản
lượng
(kg)
|
Thành
tiền
(1.000đ)
|
Lợi nhuận (1.000đ)
(6-4)
|
Tỷ suất
lợi nhuận
(lần) (7/4)
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
Eco-Nero Kelp
|
113
|
37.700
|
37.813
|
4.912
|
56.484
|
18.672
|
0,49
|
Kelpit
|
90
|
37.700
|
37.790
|
5.415
|
62.274
|
24.484
|
0,65
|
Grow 8-3-4 (đối chứng)
|
38
|
37.700
|
37.738
|
5.055
|
58.129
|
20.391
|
0,54
|
Ghi
chú: Chi phí sản xuất khác: Hom giống: 9.000.000đ; Phân bón và thuốc BVTV:
9.200.000đ; Công lao động: 14.500.000đ; Chi khác (điện bơm nước, …):
5.000.000đ; Giá bán bình quân rau cần nước: 11.500đ/kg.
Lợi nhuận cao nhất ở nghiệm thức
phun Kelpit là 24.484.000đ/1.000m2/vụ,
tiếp đến là nghiệm thức phun Grow 8-3-4 (20.391.000đ/1.000m2/vụ) và
nghiệm thức phun Eco-Nero Kelp (18.672.000đ1.000m2/vụ) (bảng 5).
Tỷ suất lợi
nhuận cao nhất ở nghiệm thức phun Kelpit là 0,65 lần, tiếp đến là nghiệm thức phun Grow 8-3-4
(0,54 lần) và thấp nhất là nghiệm thức phun Eco-Nero Kelp (0,49 lần) (bảng 5).
4.
KẾT LUẬN
Phun phân bón lá hữu cơ Kelpit (chiết
xuất từ rong và tảo biển) cho rau cần nước ở Gia Kiệm cho cây sinh trưởng tốt
nhất với chiều cao cây trung bình 87,42cm, số nhánh/bụi là 11,33 nhánh/bụi,
năng suất trung bình 5.415 kg/1.000m2/vụ, lợi nhuận trung bình là
24.484.000đ/1.000m2/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 0,65 lần.
Tiếp đến là phun phân bón lá vô cơ
Grow 8-3-4 và cho kết quả thấp nhất là phun phân bón lá hữu cơ Eco-Nero Kelp
(chiết xuất từ tảo bẹ).
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn
Hoàng Mỹ, 2014. Điều tra hiện trạng sản xuất rau cần nước tại xã Gia Kiệm, huyện
Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành nông học. Trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm
Thị Minh Tâm, Võ Thị Thu Oanh, Nguyễn Thị Thúy Liễu, 2015. Nghiên cứu quy trình
sản xuất rau cần nước (Oenanthe javanica (Blume) DC.) an toàn tại huyện
Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh Bạc Liêu.
Phạm
Thị Minh Tâm, Võ Thị Thu Oanh, Nguyễn Thị Thúy Liễu, 2015. Hiện trạng sản xuất
rau cần nước tại xã Vĩnh Thanh và Vĩnh Phú Đông huyện Phước Long. Thông tin
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, số 2/2015.
Đỗ
Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm,
2006. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.