Ông Huỳnh Minh Hậu, Phó Giám đốc Sở KH-CN phát biểu khai mạc hội thảo
Phát
biểu khai mạc và dẫn nhập hội thảo, ông Huỳnh Minh Hậu, Phó Giám đốc Sở KH-CN bày
tỏ mong muốn, với mục tiêu để hiểu rõ hơn chiến lược sở hữu trí tuệ của các địa
phương, các vấn đề phát sinh về sở hữu trí tuệ trong ứng dụng thành tựu khoa học
và công nghệ, chúng tôi mong muốn lắng nghe các ý kiến trao đổi của các chuyên
gia, diễn giả về chính sách, định hướng tiếp cận hoạch định chính sách SHTT
trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như các sáng kiến, kinh
nghiệm đã và đang được thực hiện sáng tạo tại một số địa phương trong cả nước,
từ đó cùng nhau trao đổi để đưa ra được giải pháp đảm bảo phù hợp, mang tính đặc
thù của Đồng Nai.
Các diễn giả tham gia trình bày tham luận tại hội thảo
Hội
thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến bảo hộ và thực
thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế và tài sản trí tuệ, chiến lược sở
hữu trí tuệ của tỉnh Đồng Nai và một số địa phương trong giai đoạn 2022-2030; sở
hữu trí tuệ đồng hành cùng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4…Đặc biệt, thông qua
các số liệu thống kê về sở hữu trí tuệ của Đồng Nai và miền Đông Nam bộ cũng
như một số vấn đề về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế, công nghệ
và sở hữu trí tuệ…các diễn giả đã có những khuyến nghị cho tỉnh Đồng Nai trong
vấn đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế.
Các đại biểu tham gia hội nghị cũng bày tỏ kiến
nghị sớm tra cứu được nguồn dữ liệu về sở hữu trí tuệ để đảm bảo trong quá
trình thực thi tránh được sự trùng lắp, hay trong thời gian tới, Đồng Nai sớm số
hóa được sổ tay về sở hữu trí tuệ, đăng lên các kênh thông tin để người dân có
thể tiếp cận và nắm bắt được các thông tin về sở hữu trí tuệ…
Trao đổi, thảo luận tại hội thảo
Trong
chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai đề ra một số mục tiêu cụ
thể như: hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn
hiệu hàng hóa và giống cây trồng mới, mỗi năm ít nhất 30 đơn vị, 20 tác phẩm, 1
giống cây trồng; Hỗ trợ xây dựng, quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận,
nhãn hiệu tập thế, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản
phẩm đặc thù của địa phương, ít nhất 32 nhãn hiệu được chứng nhận; hỗ trợ đăng
ký bảo hộ ra nước ngoài với ít nhất 10 nhãn hiệu, hỗ trợ 1 doanh nghiệp ứng dụng
sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ để phát triển thương mại hóa sản phẩm.
Diệu Linh