Hoạt động kiểm định đo lường chất lượng tại Đồng Nai
Theo
đó, Tổng cục tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TCĐLCL
để thực hiện việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm nâng cao
hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong tình hình mới, tạo môi trường thông
thoáng cho tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đảm bảo quyền
lợi người tiêu dùng đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế – xã hội. Tiếp tục
hoàn thiện để ban hành Đề án “Chiến lược tiêu chuẩn hóa Quốc gia giai đoạn 2021
– 2025, tầm nhìn 2030”; “Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm
2030, định hướng đến năm 2035”; Đề án “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia
theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm
2030, định hướng đến năm 2035” và Đề án “Chuyển đổi số ngành TCĐLCL đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”.
Trong
năm 2023, Tổng cục nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và công tác kiểm tra
nhà nước về TCĐLCL với các tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động về
lĩnh vực TCĐLCL; tăng cường công tác hậu kiểm đối với các tổ chức đánh giá
sự phù hợp, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo
lường và hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số, chính phủ điện
tử, tăng cường giải quyết công việc trên môi trường điện tử, ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục, cải thiện chất lượng giải quyết thủ tục
hành chính và dịch vụ công, nhất là triển khai qua cơ chế một cửa và cổng dịch
vụ công các cấp. Năm 2023, cần thực hiện tốt các hiệp định, thỏa thuận hợp tác
đã ký, đồng thời tăng cường kết nối hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực
phục vụ hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ và TCĐLCL. Ngoài ra, báo
cáo Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ KH&CN thực
hiện tốt nghĩa vụ về TBT (rào cản kỹ thuật trong thương mại), tránh tình trạng
các biện pháp rào cản kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam bị nêu ra thành
quan ngại thương mại kéo dài do không thực hiện nghĩa vụ Thành viên của Việt
Nam. Đặc biệt các đơn vị liên quan cần lấy ý kiến Tổng cục đối với các hồ sơ dự
thảo QCVN có khả năng tạo ra quan ngại thương mại quốc tế trước khi thẩm định
hồ sơ nhằm đảm bảo nghĩa vụ minh bạch hóa theo cam kết về rào cản kỹ thuật
trong thương mại.
Bên
cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về TCĐLCL, năng suất chất
lượng, cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa
phương triển khai các hoạt động TCĐLCL phục vụ phát triển kinh tế –
xã hội; thống nhất mô hình hoạt động của các Chi cục TCĐLCL địa
phương trên cả nước để đảm bảo phục vụ quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả
cao hơn.
Được biết, trong
năm 2022 vừa qua, các chương trình, kế hoạch hành động của Bộ thực hiện các
Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực
hiện có hiệu quả; thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết phiên họp
thường kỳ của Chính phủ; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, duy trì chế
độ làm việc theo quy chế, phân công nhiệm vụ rõ ràng; Hệ thống Tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN), quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và Quy chuẩn địa phương (QCĐP) tiếp tục
được hoàn thiện theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, thúc đẩy thuận lợi
hóa thương mại, hội nhập quốc tế, năng suất chất lượng, nâng cao năng lực doanh
nghiệp, tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn. Bên cạnh đó, nhằm thống nhất, đơn
giản, hài hòa, tối ưu hóa, tự nguyện và chia sẻ; đưa hoạt động tiêu chuẩn hóa
trở thành động lực quan trọng, có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển hạ
tầng chất lượng quốc gia, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia
trong tiến trình hội nhập quốc tế, Tổng cục đã triển khai xây dựng hồ sơ dự
thảo Chiến lược Tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030, trình Bộ KH&CN để trình
Chính phủ xem xét, ban hành.
Năm
2022, Tổng cục TCĐLCL đã thực hiện cấp mới hơn 6.700 mã doanh nghiệp GCP và
hơn 250 mã địa điểm toàn cầu GLN. Tổng cục tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết
định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) nhằm
thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu như: Xây dựng Cổng
thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia để hỗ trợ doanh
nghiệp, hiện đang trong quá trình vận hành thử nghiệm. Bên cạnh đó, Tổng cục
cũng xây dựng các TCVN về truy xuất nguồn gốc, đến nay đã có 23 TCVN về truy
xuất nguồn gốc được công bố.
T.Quế
(Tổng hợp)