Quá trình xây dựng sản phẩm
Trước thực trạng diện
tích đất trồng trà ngày một thu hẹp, đặc sản nức tiếng của địa phương có nguy
cơ mai một, anh Nguyễn Huy Sang - người trồng trà và cũng là Chủ tịch Hội Nông
dân xã Phú Hội (H.Nhơn Trạch) đề xuất dự án Khôi phục và phát triển sản phẩm
trà Phú Hội. Dự án được chính quyền và nhiều hộ trồng trà khuyến khích. Sau
nhiều năm nỗ lực, anh Sang cùng các tổ viên Tổ hợp tác Trồng và kinh doanh trà
Phú Hội đã thành công khi sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.
Tại Phú Hội, nhiều gia đình
có truyền thống gắn bó lâu đời với nghề trồng trà. Những năm gần đây, cây Trà dần
bị chặt bỏ thay thế bằng các dự án nông nghiệp, công nghiệp và nhà ở xã hội
khác. Nhiều người tâm huyết với nghề trồng trà, trong đó có anh Sang đã mong muốn
có thể khôi phục và mở rộng hơn nghề trồng trà, nâng cao giá trị cho sản phẩm
và đưa sản phẩm vươn rộng ra thị trường. Khi trở thành Chủ tịch Hội Nông dân xã, anh
Sang mới có điều kiện vực dậy cây trà của địa phương.
Kệ trưng bày sản phẩm
Quá trình xây dựng lại nghề
truyền thống bắt đầu bằng việc anh đưa ý tưởng phục hồi và phát triển sản phẩm
trà Phú Hội trình bày với lãnh đạo xã, huyện. Được lãnh đạo ủng hộ, anh bắt tay
lập đề án. Đề án được thông qua nhưng thương nhân không ai dám đầu tư trồng,
chế biến trà và thành lập Công ty TNHH MTV Phúc Bảo - Trà Phú Hội, đăng ký logo
nhãn hiệu và mở cơ sở chế biến trà thủ công ngay tại nhà. Anh Sang huy động anh
em, họ hàng tham gia các công đoạn sao, đóng gói, phân phối trà. Ngoài ra, anh
làm thủ tục thành lập Tổ hợp tác Trồng và kinh doanh trà Phú Hội tạo điều kiện
thuận lợi cho việc mua bán sản phẩm. Nguồn nguyên liệu đầu vào đang là
vấn đề khó khăn vì quỹ đất mở rộng diện tích trà không còn. Do đó, anh dự định
đề xuất lãnh đạo xã, huyện chuyển đổi một phần diện tích đất cây xanh (ở các
triền đồi) trên địa bàn xã sang trồng trà theo hướng bền vững. Việc làm này vừa
giữ được diện tích đất cây xanh, phủ đồi trọc, vừa có nguyên liệu cho sản phẩm
nông nghiệp tiêu biểu. Ngoài ra, còn có thể kết hợp du lịch sinh thái.
Quy
trình kỹ thuật
Sản phẩm có thành phần chính
là trà đọt phơi khô, trà phật và lá sen. Quá trình hình thành sản phẩm, bí
quyết giữ gìn và tạo độ thơm ngon cho đặc sản Trà Phú Hội được Nguyễn Huy Sang
học hỏi, đúc rút kinh nghiệm dần dần. Theo anh, nếu chỉ sao khô, đóng gói, dán
tem mác đem bán thì chỉ có người địa phương và những người đã từng dùng qua sản
phẩm biết đến; trà dễ bị ẩm mốc, mất mùi. Anh phải tìm đến các bậc cao niên
trong xã nhờ chia sẻ bí quyết ướp trà với các loại lá vừa làm tăng hương vị,
vừa giảm độ ẩm; hướng dẫn bà con cách bón phân, trị nấm bằng chế phẩm sinh học;
đưa sản phẩm đi làm các kiểm nghiệm, kiểm định liên quan đến độ an toàn và chất
lượng sản phẩm.
Thị
trường sản phẩm
Sản phẩm có giá tốt
Hiện sản phẩm đầu ra của trà
khá tốt, giá cao với mức dao động từ 700-900 ngàn đồng/kg trà khô. Nhờ có tổ
hợp tác bao tiêu đầu ra, các nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ nông dân và
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam huyện, nhiều hộ gia đình quan tâm phục hồi
và trồng mới cây trà. Đây là tín hiệu tích cực của đề án. Khi xây dựng được
thương hiệu và đạt được được chứng nhận OCOP, sản phẩm tự tin hơn để mở rộng
thị trường trong tỉnh và cả nước. Hiện sản phẩm có mặt tại các điểm bán hàng
nông sản ở 5 tỉnh, thành: Đồng Nai, TP.HCM, TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Hà Nội
và Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhờ học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, làm bài
bản, sản phẩm được công nhận đạt chuẩn 3 sao OCOP năm 2021. Anh Sang cho rằng,
đây là thành quả và cũng là bước đệm để trà Phú Hội đến với người tiêu dùng cả
nước, nâng giá trị sản phẩm. Kế hoạch đến năm 2025, Hội Nông dân xã sẽ nâng cấp
tổ hợp tác lên HTX hoặc công ty để thuận lợi thực hiện các giao dịch mua bán,
phát triển vùng nguyên liệu trà hơn 10ha.
Thảo
Quế