Quá trình xây dựng sản phẩm:
Việt
Nam là quốc gia gắn với nền văn minh lúa nước nên người Việt Nam đã sử
dụng nhiều hình thức khác nhau để chế biến gạo thành các món ăn thường
ngày như cơm, xôi, cháo, sợi bún và sợi phở (tráng từ bột gạo). Trong đó
sợi phở là những món do chính người Việt sáng tạo ra từ bột gạo vào đầu
thế kỷ XX.
Nói đến phở hẳn là không thể không nhắc đến nguyên liệu chính tạo ra
món ăn đậm đà bản sắc dân tộc này là chính là sợi phở. Làng nghề làm sợi
phở truyền thống đã có mặt ở Huyện Thống Nhất mấy chục năm qua, gắn bó
với nghề là những hộ gia đình có truyền thống cha truyền con nối.
Cơ sở sản xuất Hoàng Hằng bắt đầu đi vào
hoạt động từ năm 2004, đến năm 2018 cơ sở đã đưa vào vận hành dây chuyền
sản xuất hiện đại. Dây chuyền sản
xuất có thể cho ra các loại sản phẩm như bánh phở, bánh đa cua, hủ tiếu
các loại. Dây chuyền bao gồm máy xay, máy trộn bột, máy cắt, máy sấy tạo
thành một dây chuyền khép kín với công suất tối đa có thể lên đến 2
tấn/ngày. Với dây chuyền sản xuất mới, cơ sở đã làm chủ được độ ẩm trong
bánh phở, hủ tiếu các loại, điều mà trước đây không làm được. Sản phẩm
làm ra không cần sử dụng chất bảo quản. Dây chuyền sản xuất cũng giúp
cắt giảm chi phí nhân công, làm giảm giá thành, hiệu quả tăng lên rõ
rệt.
Được huyện Thống Nhất lựa chọn tham gia Chương trình Mỗi xã
một sản phẩm (Chương trình OCOP), chủ cơ sở đã đầu tư dây chuyền sản xuất tiên
tiến, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu
tốt hơn của thị trường, cơ sở phở Hoàng Hằng đang
nghiên cứu dây chuyền đóng gói tự động và không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao
chất lượng sản phẩm, mục tiêu tới đây là mở rộng thị trường phân phối hướng đến
các siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Trung bình mỗi năm Cơ sở phở Hoàng Hằng có thế cho ra thị trường khoảng
120 tấn sản phẩm các loại.
Quy trình kỹ thuật
Quy trình sản xuất sợi phở khá công phu. Trước tiên là vo
gạo, ngâm gạo qua đêm rồi xay gạo với nước thành bột mịn. Sau đó lọc bỏ nước
lấy bột đặc rồi nhào bột đều tay, tiếp đến tráng bánh sao cho bánh chỉ dày
khoảng 1mm, rồi phơi bánh khô se, công đoạn cuối là cắt bánh thành sợi.
Để sợi phở có độ dai
ngon mà không cần dùng đến những chất phụ gia độc hại, người làm phở pha vào
bột gạo, bột năng hoặc bột khoai. Trước đây, tất cả mọi công đoạn để làm ra sợi
phở đều là thủ công, người thợ để làm ra được sợi phở rất vất vả mà sản lượng
chưa cao.
Những năm gần đây khâu xay bột, trộn bột, tráng
bánh và sấy khô đã được cơ sở dùng bằng máy móc hiện đại để thay thế. Sản phẩm
được làm bằng 100% gạo nguyên chất say thành bột mịn như tơ, sau đó được đổ lên
băng truyền tải của máy tráng bánh, được hấp chín bằng sức nóng của hơi nước,
đem sấy khô và cắt sợi.
Ông
Vương Ngọc Hoàng, Chủ cơ sở sản xuất bánh phở Hoàng Hằng cho biết, sau khi tham gia Chương trình OCOP, cơ sở đã mạnh dạn
đầu tư hệ thống sản xuất hiện đại, gần như khép kín trị giá hơn 2 tỷ đồng. Với
dây chuyền sản suất mới này, cơ sở đã làm chủ được độ ẩm trong bánh phở, điều
mà trước đây không làm được. Việc điều
chỉnh nhiệt, độ ẩm cũng được thao tác hoàn toàn trên máy, sản phẩm làm ra không
cần sử dụng chất bảo quản nên đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm.
“Những năm gần đây, khâu xay
bột, trộn bột, tráng bánh và sấy khô đã được cơ sở chúng tôi dùng bằng máy móc
thay thế, chúng đều được làm bằng 100% gạo nguyên chất xay thành bột mịn như
tơ, sau đó được đổ lên băng truyền tải của máy tráng bánh, được hấp chín bằng sức
nóng của hơi nước, đem sấy khô và cắt sợi. Việc ứng dụng máy móc theo chương
trình khuyến công mang lại hiệu cao, không phải lệ thuộc thời tiết nữa” - ông
Hoàng chia sẻ.
Trước đây, với dây chuyền
cũ, cơ sở phải cần tới 10 lao động để đứng máy và làm thủ công, việc đầu tư máy
móc hiện đại đã tiết giảm số lượng lao động còn một nửa. Tuy nhiên, theo ông
Hoàng, dù đầu tư công nghệ song cơ sở vẫn giữ lại một số công đoạn thủ công với
mục đích giữ gìn chất lượng sợi bánh và vẫn đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Việc kết
hợp này đã giúp Cơ sở Phở Hoàng Hằng ngày càng tăng năng suất sản xuất và thu
nhập tăng gấp đôi so với trước đây.
Thị trường và khách hàng:
Theo chủ cơ sở, nhờ được chứng nhận sản phẩm OCOP, đến nay
các mặt hàng của cơ sở được phân phối ở các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân
Phú, TP. Long Khánh và một số điểm dừng chân ở Lâm Đồng, Xuân Lộc. Thậm chí sản
phẩm còn được cung cấp đến người tiêu dùng ở thị trường miền Trung.
Để
tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu, phở Hoàng Hằng đã tham gia vào chương
trình OCOP (chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm) của địa phương và hiện tại
5 sản phẩm của cơ sở đã đạt được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Bên
cạnh đó, khi tham gia chương trình OCOP, Cơ sở Phở Hoàng Hằng cũng đã hoàn thiện
các thủ tục pháp lý như chứng nhận đủ điều kiện an toàn sản phẩm, hồ sơ công bố
chất lượng, phiếu phân tích chỉ tiêu chất lượng; xây dựng và bảo hộ logo, bộ nhận
diện thương hiệu bao gồm website, hệ thống bao bì, tem nhãn sản phẩm.
“Việc
tham gia chương trình OCOP đã mang lại nhiều lợi ích cho sản phẩm của cơ sở. Việc
được Nhà nước công nhận sản phẩm cũng là chỉ dấu cho chất lượng của cơ sở chúng
tôi, giúp cho khách hàng trong nước biết đến nhiều hơn, là điều kiện để thương
hiệu phở Hoàng Hằng tiếp tục vươn xa” - ông Hoàng cho biết.
Với chất lượng đã được khẳng định, sản phẩm bánh phở tươi nói riêng và các sản phẩm khác của cơ sở phở
Hoàng Hằng nói chung đã nhiều năm liền được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu của địa phương. Mục tiêu tới đây là mở rộng thị trường phân phối hướng đến các siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Trong tương lai, phở Hoàng Hằng sẽ tiếp tục được người tiêu dùng ủng hộ
hơn nữa, mong muốn luôn đồng hành cũng người tiêu dùng Việt.
Địa chỉ liên hệ với chủ sở hữu sản phẩm:
Cơ sở phở Hoàng Hằng, ấp Đức Long 1, xã Gia
Tân 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Email: vuongngochoang095@gmail.com
ĐT: 0986.577.095