Hội thảo “Chiến lược sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai tổ chức
Là một
địa phương có hoạt động SHTT tương đối ổn định, trong thời gian qua, các sở,
ban, ngành, đoàn thể tại thành phố Cần Thơ đã chủ động, tích cực tuyên truyền,
phổ biến kiến thức, chính sách pháp luật về SHTT cũng như hướng dẫn xác lập và
bảo hộ quyền bảo vệ quyền SHTT, khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, đổi
mới sáng tạo.
Theo
bà Trần Thị Thanh Diệp, Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành- Sở KH-CN TP. Cần Thơ
cho biết, hoạt động SHTT trên địa bàn Cần Thơ trong thời gian qua đã mang lại
những kết quả quan trọng, theo đó chưa phát hiện sự chồng chéo, trùng lặp trong
phạm vi quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố. Những quy định trong quản lý
nhà nước về hải quan đối với hàng hóa, có yêu cầu bảo hộ SHTT đã tạo thuận lợi
cho chủ thể quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp và cơ quan hải quan như: hồ
sơ, chứng từ đơn giản hơn, thủ tục hành chính minh bạch.
Cụ
thể, trong năm 2020-2021, thành phố tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật
về SHTT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT, đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT; thúc đẩy các hoạt động tạo ra các
tài sản trí tuệ; khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ,
trong năm 2021, TP.Cần Thơ có 442 đơn đăng ký mới sở hữu công nghiệp và 310 văn
bằng bảo hộ được cấp mới, có 21 sáng chế đăng ký mới, tăng 110% so với năm
2020. Các kết quả nghiên cứu sáng tạo được đẩy mạnh và chủ sở hữu quan tâm cao
đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng các công trình
nghiên cứu khoa học và chủ sở hữu. các kết quả nghiên cứu sáng tạo được đẩy mạnh
và chủ sở hữu quan tâm cao đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao chất
lượng các công trình nghiên cứu khoa học và khẳng định vị thế chủ sở hữu, điển
hình như Trường Đại học Cần Thơ, năm 2021, có 15 đơn và 2 văn bằng bảo hộ sáng
chế, chiếm tỷ lệ 80% tổng số đơn và văn bằng sáng chế của thành phố.
Trong
chiến lược sở hứu trí tuệ đến năm 2030, TP. Cần Thơ đặt ra mục tiêu cụ thể, hỗ
trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ sau khi được bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ cho trên 60% sản phẩm được công nhận sản phẩm chủ lực, đặc trưng
của thành phố, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Đến năm
2030, phấn đấu có trên 5.500 văn bằng sở hữu trí tuệ được cấp, tăng 35% so với
năm 2020; số đơn đăng ký mới về sở hữu trí tuệ tăng trung bình từ 3% -5%/năm.
Các đại biểu tham gia hội thảo rất quan tâm đến vấn đề xây dựng chiến lược SHTT
Tại
Đồng Nai, trong những năm gần đây, các hoạt động tuyên truyền về SHTT đã được
triển khai thông qua các chương trình truyền hình cũng như các chuyên mục truyền
thông trên Báo Đồng Nai và trên các kênh thông tin tuyền truyền KH-CN của tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở KH-CN cũng đã xây dựng, ban hành và trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển SHTT. Một
số kết quả nổi bật trong hoạt động triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ phát
triển tài sản trí tuệ trong năm 2021 được ghi nhận tại địa phương như: nâng cao
nhận thức về sở hữu trí tuệ cho người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng nhãn
hiệu chứng nhận cho bưởi da xanh Vĩnh Cửu, Bánh sữa Long Thành, Tôm càng xanh
Trà Cổ, Chôm chôm Long Khánh.
Trong
chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai đề ra mục tiêu cụ thể
như: hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hóa và giống cây trồng mới, mỗi năm ít nhất 30 đơn vị, 20 tác phẩm, 1 giống
cây trồng; Hỗ trợ xây dựng, quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu
tập thế, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc
thù của địa phương, ít nhất 32 nhãn hiệu được chứng nhận; hỗ trợ đăng ký bảo hộ
ra nước ngoài với ít nhất 10 nhãn hiệu, hỗ trợ 1 doanh nghiệp ứng dụng sáng chế/giải
pháp hữu ích được bảo hộ để phát triển thương mại hóa sản phẩm.
Ông Lê Xuân trường, Trưởng Phòng Quản lý chuyên ngành- Sở KH-CN Đồng Nai chia sẻ về chiến lược SHTT của tỉnh Đồng Nai
Ông Lê Xuân trường, Trưởng Phòng Quản lý
chuyên ngành- Sở KH-CN Đồng Nai cho biết, để thực hiện hiệu quả những mục tiêu
đề ra, Đồng Nai sẽ tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: tuyên
truyền nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ các đặc
sản địa phương; hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ
trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ ứng dụng tài sản
trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn; tăng cường hiệu
quả các hoạt động quản lý, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, hợp tác SHTT.
Diệu Linh