·
Nhiều
thách thức trong bảo hộ và thực thi quyền SHTT trong cách mạng 4.0
Thực
thi quyền trong môi trường số gặp nhiều khó khăn hơn. Các chính sách cần phải
nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa không ngăn cản sự phát triển của khoa học và công
nghệ, vừa đảm bảo được an ninh, bảo mật và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ được bảo
hộ thỏa đáng. Việc nộp đơn đăng ký xác lập quyền SHTT trực tuyến đòi hỏi mạnh mẽ
hơn, gắn với cuộc cải cách hành chính đang diễn ra ở Việt Nam… Do vậy, theo ông
Nguyễn Phương Minh, Phó trưởng Phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại, Cục SHTT
cho rằng, để thực thi quyền SHTT trong môi trường số thuận lợi và hiệu quả, cần
tiếp tục hoàn thiện pháp luật về các đối tượng mới phát sinh cũng như trên lĩnh
vực quốc tế; nâng cao năng lực của cơ quan quản lý, thực thi quyền SHTT, thực
hiện hợp tác đa kênh để khai thác quyền SHTT, linh hoạt trong sáng tạo và bảo hộ,
thay vì chỉ tập trung vào bảo vệ, nâng cao nhận thức về SHTT, quản trị thông
minh, linh hoạt đối với tài sản trí tuệ.
Ông Nguyễn Phương Minh, Phó trưởng Phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại, Cục SHTT chia sẻ về những khó khăn thách thức trong hoạt động SHTT thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Tại
các địa phương, vấn đề bảo hộ SHTT vẫn còn những khó khăn, thách thức nhất định.
Do vậy, đại diện một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và kể cả người dân cũng kỳ
vọng những động thái tích cực hơn từ phía các cơ quan chức năng cho vấn đề
SHTT. Ông Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh
Đồng Nai cho rằng, các cơ quan chức năng sẽ phối hợp cùng các trường Đại học
trên địa bàn mở các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về SHTT, xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao về SHTT cho địa phương. Ngoài ra, trong thời đại số, sổ
tay về SHTT cần được số hóa trên các kênh thông tin để người dân có thể dễ dàng
tiếp cận, nắm bắt nhanh chóng các thông tin về SHTT.
Xây dựng chiến lược phù hợp thực tiễn địa
phương
Nhằm
bảo hộ và thực thi quyền SHTT hiệu quả trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4, đòi hỏi mỗi địa phương cần có những chiến lược riêng, phù hợp với
tình hình thực tiễn.
Mỗi địa phương có một chiến lược SHTT riêng phù hợp với thực tiễn (Ông Lê Xuân Trường, Trưởng Phòng Quản lý chuyên ngành, Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai tham luận tại hội thảo )
Tại
Đồng Nai, trong các nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch thực hiện chiến lược sở
hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2020-2025), việc
hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ là một trong những
nội dung quan trọng. Nhiệm vụ tập trung hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, quyền tác giả, quyền liên quan và quyền
đối với giống cây trồng mới.
Theo
mục tiêu kế hoạch đề ra, hỗ trợ đăng ký bảo hộ SHTT mỗi năm ít nhất 30 đơn vị
đăng ký về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích; hỗ trợ
đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng
mới , mỗi năm ít nhất 20 tác phẩm và 1 giống cây trồng mới; Hỗ trợ đăng ký bảo
hộ ra nước ngoài, mỗi năm ít nhất 2 nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu hàng hóa của
doanh nghiệp sản xuất đặc sản địa phương, sản phẩm chủ lực của địa phương, các
sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn - ưu tiên các sản phẩm có
khả năng xuất khẩu;
Quảng bá sản phẩm bảo hộ thông qua các gian hàng trưng bày tại chuỗi sự kiện chào mừng Ngày SHTT thế giới
Hỗ
trợ triển khai công tác sở hữu trí tuệ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu
chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, đối với các đặc sản, sản phẩm
làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương.
Với
đặc thù là tỉnh có lợi thế về các đặc sản nông nghiệp, tỉnh Đồng Nai cũng quan
tâm đến việc hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ thông
qua các chương trình triển lãm, chợ đặc sản gắn với lễ hội trái cây hoặc tổ chức
trong sự kiện xúc tiến thương mại của tỉnh/quốc gia.
T.Quế-L.Huỳnh