Một bạn trẻ Đồng Nai quan tấm đến vấn đề bản quyền sở hữu sáng tạo
Bà Nguyễn Thị
Hoàng - Phó chủ tịch UBND tỉnh; Ông Nguyễn Văn Bảy – Phó Cục trưởng Cục Sở Hữu
trí tuệ - Bộ KH&CN; Ông Huỳnh Minh Hậu, Phó Giám đốc Sở KH&CN; Nguyễn
Minh Kiên - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Nai. Chương trình được tổ chức tại Trung
tâm Hội nghị Golden Palace, nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Đổi mới sáng tạo và
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng, chính
đội ngũ thanh niên hiện nay đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai hiện nay là nguồn nhân lực hết sức quan trọng đóng góp cho sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh trước mắt và lâu dài, do đó việc tiếp nhận những ý kiến
kiến nghị và giải đáp các vấn đề thanh niên đang quan tâm, trong đó có vấn đề về
sở hữu trí tuệ là vấn đề cần thiết đặt ra với lãnh đạo UBND tỉnh, qua đó tạo điều
kiện cho thanh niên được tiếp cận các chính sách về sở hữu trí tuệ của tỉnh nhằm
bảo hộ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của bản thân thanh niên.
Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh và đoàn viên thanh niên về SHTT
Tham gia chương trình đối thoại, chị Nguyễn Võ
Ngọc Hòa (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) hỏi, làm thế nào để bảo vệ quyền SHTT một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất
? Thông tin về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bảy - Phó Cục trưởng Cục Sở Hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cho rằng, để bảo vệ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất quyền SHTT thì chính chủ thể cần chủ động, kịp
thời phát hiện đối với các hành vi vi phạm bản quyền về SHTT để trình báo cho
cơ quan chức năng càng sớm càng tốt. trong đó, trước hết xác định đối tượng tài
sản được bảo hộ là gì? Phải quản lý tốt nhất tài sản trí tuệ, phát hiện hành vi
xâm phạm (lúc nào, ở đâu), cung cấp chứng cứ đầy đủ, kịp thời cho cơ quan chức
năng…qua đó tìm kiếm biện pháp bảo vệ phù hợp.
Để có thể góp phần đẩy nhanh tiến độ bảo vệ quyền SHTT khi phát hiện
hành vi xâm phạm và làm sao có thể bảo vệ một cách có hiệu quả nhất thì đứng về
góc độ chủ thể quyền SHTT cần phải chủ động, tích cực trong quá trình quản lý
và phát hiện hành vi xâm phạm, cung cấp đầy đủ chứng cứ liên quan, tìm kiếm biện
pháp phù hợp nhất với bản chất hành vi xâm phạm mà mình muốn yêu cầu xử lý. Còn
đứng ở góc độ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hiện nay có nhiều việc mà cơ quan
nhà nước có liên quan đang trong quá trình thực hiện. Quốc hội đang xem xét và
dự kiến tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV vào tháng 5-2022 sẽ xem xét thông
qua Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT, trong đó có một số quy định
được sửa đổi, bổ sung để làm sao có thể nâng cao hiệu quả của các biện pháp thực
thi quyền SHTT, đặc biệt là trong môi trường số phát triển rất mạnh mẽ hiện
nay.
Các đoàn viên tham gia đặt câu hỏi về các vấn đề SHTT
Còn Đoàn viên Nguyễn Thị Thùy Trang, Đoàn xã Gia Tân 3, huyện
Thống Nhất bày tỏ băn khoăn, việc tuyên truyền về SHTT cho thanh thiếu niên
trong thời gian tới được thực hiện như thế nào? Có giải pháp gì để giúp các bạn
trẻ được tiếp cận nhiều hơn đến SHTT để vận dụng vào thực tế để tạo ra được sự
đột phá? Giải đáp băn khoăn của bạn Nguyễn Thị Thùy Trang, ông Huỳnh Minh Hậu –
Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai cho biết, việc tuyên truyền về SHTT là
chương trình thường xuyên liên tục được Sở KH-CN thực hiện trong thời gian qua
cũng như giai đoạn sắp tới.Trong giai đoạn 2010-2020, UBND tỉnh đã phê duyệt
Chương trình “KHCN hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng
công cụ quản lý tiên tiến nhằm bảo hộ tài sản trí tuệ”, trong chương trình đó,
lĩnh vực SHTT là một nội dung trọng tâm, quan trọng, trong đó, Sở KH&CN đã phối hợp với các huyện, tp triển
khai trực tiếp các văn bản pháp luật về SHTT và các chủ trương, chính sách của
tỉnh, lồng ghép tuyên truyền thông qua nhiều hình thức và các kênh thông tin.
Trong gia đoạn đại dịch Covid – 19 diễn ra, các hình thức tuyên truyền được thực
hiện thông qua các hình thức trực tuyến. Trong giai đoạn mới, các biện pháp
tuyên truyền về SHTT sẽ tiếp tục được thực hiện thông qua các hình thức khác
nhau một cách đa dạng, phong phú, phù hợp với đối tượng tuyên truyền mà cụ thể
nhất là thông qua chuỗi sự kiện về SHTT cũng như cuộc thi tìm hiểu pháp luật về
SHTT.
Mang đến chương trình đối
thoại câu hỏi mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang gặp phải, bạn Phạm Yến Nhi – sinh
viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết, bạn
đang có một kênh youtube và thường xuyên sáng tạo các video để đăng tải lên đó.
Tuy vậy các vi deo bạn đăng tải bị nhiều người chia sẻ không ghi nguồn lên các
trang mạng khác, bạn Yến Nhi muốn biết có biện pháp nào để bảo hộ cho bản quyền
của các video mà mình sáng tạo hay không? Về vấn đề xâm phạm bản quyền trên môi
trường mạng, ông Nguyễn Văn Bảy - Phó Cục trưởng Cục Sở Hữu trí tuệ - Bộ
KH&CN cho rằng đây là một thực trạng phổ biến hiện nay. Với sự phát
triển mạnh mẽ của môi trường internet thì việc bảo hộ quyền sở hữu đối với cả
chủ thể và cơ quan quản lý đang là một thách thức. Theo ông, để bảo vệ tốt hơn
quyền tác giả của mình, ngoài việc tăng cường sử dụng các biện pháp công nghệ,
phát hiện hành vi xâm phạm thì chủ thể phải ghi vết chứng cứ, có biện pháp yêu
cầu xử lý thông qua các biện pháp xử lý hành chính, các biện pháp dân sự và
hình sự.
Anh Đặng Văn Xếp (huyện Nhơn
Trạch) cho biết, trên địa bàn thị trấn
Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch có rất nhiều sản phẩm, ngành nghề riêng biệt gắn
liền với truyền thống quê hương như Trà Phú Hội, Chuối già Long Tân, Cua Phước
An, bánh Tét Hiệp Phước…Tuy vậy, hiện nay, việc đăng ký bảo hộ SHTT cho những sản
phẩm, mặt hàng này còn hạn chế ….Do vậy anh kiến nghị các sởn ban, ngành có hướng
dẫn, tập huấn, tuyên truyền để các đơn vị, cá nhân huyện nhà định hướng phát
triển và đăng ký bảo hộ cho các đặc sản trên địa bàn? Ông Huỳnh Minh Hậu- Phó
Giám đốc Sở KH&CN cho rằng, đối với các sản phẩm nông sản địa phương như
huyện Nhơn Trạch đang có hiện nay thì vấn đề đăng ký xác lập quyền SHTT là điều
cần ưu tiên làm ngay, làm gấp. Sở mong các đơn vị trên địa bàn huyện sẽ sớm
đăng ký SHTT cho các sản phẩm. Sở KH&CN sẽ hỗ trợ xây dựng hồ sơ theo đúng
yêu cầu, kết nối chuyên gia tư vấn, thông qua hội đồng xem xét sẽ có nguồn kinh
phí hỗ trợ thích hợp. Nếu có nhu cầu, các cá nhân, đơn vị liên hệ với Phòng Quản
lý chuyên ngành – Sở KH&CN sẽ có cán bộ chuyên môn hỗ trợ.
Còn đoàn viên Nguyễn Anh Thư
- Trường THPT Thống Nhất A lại quan tâm đến việc làm gì để bảo vệ nét đẹp của
thế hệ trẻ đối với vấn đề SHTT? Theo anh Nguyễn Minh Kiên - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Nai cho rằng, hiện
nay đoàn viên thanh niên đã thể hiện tốt vấn đề sáng tạo trẻ, tuy nhiên vấn đề
nhận thức về SHTT vẫn còn hạn chế, Tỉnh Đoàn sẽ luôn đồng hành để các bạn trẻ
có môi trường tiếp cận các vấn đề bảo hộ SHTT.
Mỗi
đoàn viên, thanh niên đến với chương trình đối thoại mang theo những mối quan
tâm, những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến vấn đề SHTT, thông qua phần trả lời các câu hỏi, ý kiến kiến nghị của các
đoàn viên thanh niên, các đại biểu đại diện cho Cục Sở hữu trí tuệ, UBND tỉnh,
Sở KH-CN và Tỉnh Đoàn đã thông tin cụ thể cho các đoàn viên thanh niên những việc
cần thiết để bảo hộ tài sản trí tuệ đồng thời phổ biến rộng rãi cho thanh niên
những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm
lo, phát triển thanh niên, cung cấp, phổ biến chính sách, pháp luật đối với thanh
niên về vấn đề sở hữu trí tuệ thông qua các vấn đề được đoàn viên thanh niên đề
cập, qua đó góp phần mang văn hóa
sở hữu trí tuệ đến gần với thế hệ trẻ Đồng Nai.
T.Quế- T.Cảnh