Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

Sở hữu trí tuệ - Đổi mới sáng tạo và thế hệ trẻ vì một tương lai tốt đẹp hơn

 
Xây dựng thương hiệu cho nông sản   28-04-2022
Thời gian qua, hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có bước tiến đáng kể, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong đó, tỉnh đã chú trọng hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản không chỉ ở thị trường trong nước mà còn hướng đến thị trường xuất khẩu.
 

Sản phẩm sen Trường Phát
Thực tế quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế đưa nông nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ như: yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu tăng cao, đòi hỏi những sản phẩm phải đạt chất lượng cao và có tính đặc thù, có nguồn gốc xuất xứ đầy đủ và có thể truy xuất rõ ràng. Hiện nay, nông sản Việt Nam đa số mới chỉ được tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, liên kết chuỗi giá trị còn yếu, chất lượng nông sản chưa đồng đều, sản phẩm chưa có thương hiệu, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế, chủ yếu là công đoạn sản xuất các sản phẩm thô có giá trị gia tăng thấp.
Nhằm thúc đẩy sức cạnh tranh, giá trị của các nông sản đặc sản, góp phần tổ chức sản xuất, phát triển thị trường trên cơ sở lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông thôn gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý như: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đã trở thành một định hướng quan trọng.
Bưởi Tân Triều và chôm chôm Long Khánh hiện là 2 trong những sản phẩm của Đồng Nai đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. 
Sầu riêng Phú An đang được xây dựng và đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Bưởi Tân Triều là sản phẩm trái cây đầu tiên của Đồng Nai được chứng nhận chỉ dẫn địa lý đã góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm này. Trước năm 2012, giá bưởi chỉ dao động vào khoảng 300-400 ngàn đồng/chục (12 quả). Tuy nhiên, sau năm 2012, khi bưởi Tân Triều được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý giá bán bưởi đã liên tục tăng. Hiện 1 chục bưởi Tân Triều có giá khoảng 1 triệu đồng, đối với bưởi bán Tết giá có thể lên tới 1,8 triệu đồng/chục. Sau 10 năm được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, đã đưa “tên tuổi” của trái bưởi Tân Triều nổi tiếng khắp cả nước, giá trị sản phẩm được tăng cao.
Thành phố Long Khánh có các điều kiện tự nhiên đặc thù phù hợp với cây chôm chôm. Chôm chôm tróc và chôm chôm nhãn của Long Khánh có hương vị riêng, đặc trưng. Từ giữa năm 2016 chôm chôm nhãn và chôm chôm tróc Long Khánh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, từ đó, giá trị kinh tế của 2 loại chôm chôm bản địa này không ngừng tăng lên.
Ông Lê Xuân Trường, Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, năm 2021, Sở đã hỗ trợ Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho Bưởi da xanh Vĩnh Cửu, Bánh Sữa Long Thành, Tôm càng xanh Trà Cổ huyện Tân Phú.
Ông Nguyễn Hữu Ký, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú cho hay, xã Trà Cổ có diện tích nuôi tôm càng xanh trên 50 ha, trong đó gần 40 hộ với 35 hecta vào Tổ hợp tác nuôi tôm theo chuẩn VietGAP. Sau khi địa phương được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể, tôm càng xanh Trà cổ càng được nhiều người biết đến và tin tưởng, thương hiệu tôm càng xanh Trà cổ ngày càng phát triển.

Người dân nuôi tôm ở Trà Cổ, Tân Phú vui mừng đón nhận Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm đặc thù "Tôm càng xanh Trà Cổ, huyện Tân Phú"
Ngoài Tôm càng xanh Trà Cổ, lãnh đạo UBND huyện Tân Phú cũng đang chỉ đạo phòng kinh tế phối hợp với các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và hệ thống truy xuất nguồn gốc để đưa sầu riêng Phú An tham gia thị trường lớn, tham gia các siêu thị và xuất khẩu. Được biết, xã Phú An đã thành lập được HTX sầu riêng với 19 thành viên có tổng diện tích trồng sầu riêng trên 100 héc ta, hoàn toàn canh tác theo chuẩn VietGAP.
Có thể thấy, sở hữu trí tuệ nói chung, trong đó có chỉ dẫn địa lý nói riêng đối với các sản phẩm nông nghiệp là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. Việc được chứng nhận nhãn hiệu là điều kiện cần để có thể giữ vững và phát huy giá trị cho các sản phẩm đặc thù của địa phương. Từ nhiều năm qua, Đồng Nai rất quan tâm đến các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, nông dân xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản. Thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 225 đơn vị đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trong đó, có 95 nhãn hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp như: xoài Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu); sầu riêng Xuân Định, chôm chôm Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc); khổ qua rừng Hiệp Vân (thành phố Long Khánh); sen Trường Phát (huyện Nhơn Trạch)…
P.Hương

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.