• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Tập huấn nâng cao năng lực thích ứng quy định chống phá rừng của châu Âu

Ngày 3-4, tại Đồng Nai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cùng Tổ chức Forest Trends tổ chức Khóa tập huấn Tăng cường năng lực thích ứng với quy định chống mất rừng và suy thoái rừng của Liên minh châu Âu (EUDR). Khóa tập huấn diễn ra trong thời gian 2 ngày (từ ngày 3 đến ngày 4/4/2025) nhằm cung cấp thông tin về các yêu cầu và các giải pháp kỹ thuật tuân thủ quy định của EUDR.

Tham gia khóa tập huấn có các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp. Cùng dự buổi tập huấn có Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai Tạ Quang Trường. 

b4878d37c6a676f82fb7_1024_03042025101457.jpg

Quang cảnh lớp tập huấn.​

ce07ccf7846634386d77_1024_03042025101506.jpg

Các diễn giả của khóa tập huấn.

Quy định chống mất rừng và suy thoái rừng của Liên minh châu Âu có hiệu lực từ ngày 30-12-2024, đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm giải trình đối với chuỗi cung ứng của các sản phẩm liên quan đến mất rừng. Tại Việt Nam, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, gỗ và cao su sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể từ quy định này. Việc tuân thủ EUDR không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là yếu tố quyết định trong việc duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu sang EU.

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đề cập đến nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp nhằm đảm bảo phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Các đột phá khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ quy định này như: Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phân tích hình ảnh vệ tinh, phát hiện thay đổi thảm thực vật và xác định khu vực rừng bị phá; Dữ liệu lớn (Big Data) giúp theo dõi chuỗi cung ứng và phát hiện các khu vực có nguy cơ cao về mất rừng; AI kết hợp với IoT giúp giám sát chuỗi cung ứng theo thời gian thực; Ứng dụng hình ảnh vệ tinh và GIS (Hệ thống thông tin địa lý) giúp đánh giá tác động môi trường.

Bên cạnh đó, việc phát triển nông nghiệp tái sinh (Regenerative Agriculture) giúp bảo vệ đất, giảm xói mòn và bảo tồn rừng tự nhiên. Đặc biệt là phát triển nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture), sử dụng cảm biến IoT, AI và dữ liệu lớn để giám sát đất đai, thời tiết, dịch bệnh, giúp tối ưu hóa sản xuất và giảm sử dụng tài nguyên, truy suất nguồn gốc….

Những đột phá này giúp nâng cao giá trị gia tăng của nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên rừng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và thích ứng với các quy định quốc tế, trong đó có quy định của EUDR.

Trong chương trình Khóa tập huấn, các cán bộ cơ quan quản lý, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất được các chuyên gia chia sẻ những nội dung của EUDR; vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện những giải pháp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó, các báo báo viên và doanh nghiệp tham gia cũng trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, kinh nghiệm và giải pháp để triển khai thực hiện.

Theo các chuyên gia, việc thực hiện các quy định chống mất rừng và suy thoái rừng của Liên minh châu Âu là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cho Việt Nam trong việc cải thiện quy trình quản lý và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Thông qua các hành động cụ thể và chiến lược phối hợp chặt chẽ, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu của EU cũng như các thị trường xuất khẩu lớn khác trong tương lai. Sự đồng lòng và chủ động từ tất cả các bên liên quan sẽ là yếu tố quyết định cho thành công trong việc góp phần thúc đẩy EU có những đánh giá khách quan về Việt Nam về các khía cạnh rủi ro khi phân loại quốc gia, vùng sản xuất. Điều này không chỉ quan trọng đối với việc đáp ứng các yêu cầu của EUDR, mà còn để chuẩn bị cho việc đáp ứng các yêu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn khác của Việt Nam như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Canada, Australia…


Thanh Cảnh

Liên kết webiste

Số điện thoại đặc biệt

Tên chức năngSố Điện thoại
Công an113
Cứu hỏa114
Cấp cứu y tế115
Giải đáp số ĐT nội hạt116
Đăng ký đàm thoại quốc tế110
Gọi tự động đi quốc tế00
Gọi tự động đi liên tỉnh0

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI

Trưởng ban biên tập: Ông Võ Hoàng Khai - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Nhà cung cấp thông tin ICP: VNNIC
Số giấy phép: 01/GP-TTĐT cấp ngày 6/12/2017. Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 1597, Đường Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251.3822297; Fax: 0251.3825585; Email: bantin@khcndongnai.gov.vn