• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
AI và Sở hữu trí tuệ: Cơ hội khám phá và các vấn đề pháp lý liên quan

Sáng 23-4, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị “Sản phẩm AI và Sở hữu trí tuệ: Cơ hội khám phá và các vấn đề pháp lý liên quan". Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng tầm quan trọng và thông điệp của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26-4) năm 2025.

​​IMG_0156_1024_23042025121231.jpg

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tạ Quang Trường và các chuyên gia về AI, chuyên gia SHTT trao đổi tại tọa đàm.

Tham dự Hội nghị có các chuyên gia, nhà quản lý: ông Tạ Quang Trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; ông Trần Giang Khuê, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM; ông Trần Vũ Nguyên (Bung Trần), Nhà sáng lập AI Education, Hiệu trưởng Gemini Academy; ông Lê Quang, Giám đốc đào tạo AI Education; bà Võ Nguyên Hoàng Phúc, Viện Sở hữu trí tuệ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Luật TP.HCM; cùng đại diện các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; các trường đại học và đông đảo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, ông Trần Thế Vinh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh: Hội nghị hôm nay là một bước đi quan trọng trong việc chủ động đối mặt với những thách thức và tận dụng những cơ hội mà AI mang lại. Đây là một diễn đàn để các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng cùng nhau trao đổi, thảo luận về các cơ hội và thách thức liên quan đến SHTT trong lĩnh vực AI. Chúng ta sẽ cùng nhau nhìn nhận và tìm ra những giải pháp pháp lý phù hợp, nhằm thúc đẩy sự phát triển của AI một cách bền vững, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà sáng chế và khuyến khích đổi mới sáng tạo. 

IMG_0035_1024_23042025121250.jpg

Ông Trần Thế Vinh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc tại Hội nghị.

Ngày SHTT thế giới năm 2025 được chọn với chủ đề “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc". Đây là cơ hội để tôn vinh sự đóng góp của các chủ thể sáng tạo, nhà sáng chế và doanh nhân, những người đã mở rộng giới hạn của sự sáng tạo và đổi mới để tạo ra các tác phẩm âm nhạc kết nối công chúng, khơi dậy cảm xúc, định hướng cho sự thay đổi và truyền cảm hứng cho một tương lai đổi mới sáng tạo hơn.

Tại hội nghị, các chuyên gia đầu ngành về sở hữu trí tuệ (SHTT), chuyên gia về AI đã trình bày các chuyên đề về: Ứng dụng AI để tạo ra các sản phẩm liên quan đến các đối tượng SHTT; AI tạo ra sản phẩm – vấn đề pháp lý SHTT trong kỷ nguyên AI. Trong đó, tập trung trình diễn việc khai thác AI tạo ra nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, âm nhạc, tác phẩm,..; Đồng thời chia sẻ khía cạnh pháp lý về quyền SHTT đối với các sản phẩm do AI tạo ra và các thách thức pháp lý mới phát sinh.

Đặc biệt, hội nghị còn diễn ra Tọa đàm “Thực tiễn và thách thức pháp lý về SHTT trong ứng dụng AI"  nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế về việc ứng dụng AI để cải tiến hiệu suất công việc, những khó khăn pháp lý gặp phải khi sử dụng các sản phẩm AI tạo ra và các giải pháp đã triển khai.

IMG_0141_1024_23042025121242.jpg

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tạ Quang Trường trao đổi với các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghệ tại hội nghị.

Trao đổi tại Hội nghị, các chuyên gia nhận định: Tại Việt Nam, mặc dù AI đã bắt đầu được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được xem như một động lực quan trọng cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng tương tự như nhiều nước, ngoài những chính sách phát triển AI, hệ thống pháp lý vẫn chưa thật sự rõ ràng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý khi phát sinh tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp về quyền SHTT đối với những sản phẩm do AI tạo ra bị xâm phạm hay ở chiều ngược lại là những tranh chấp liên quan đến quyền SHTT mà AI xâm phạm…

Trước sự phát triển của công nghệ AI, các chuyên gia đều cho rằng chúng ta cũng không thể đứng ngoài xu thế đó và việc dự báo những thách thức về pháp lý cũng như đề ra những giải pháp giải quyết thách thức là điều tất yếu mà các nhà lập pháp Việt Nam phải làm. Trong đó, cần nghiên cứu và xác định rõ tư cách pháp lý, bản chất pháp lý của AI hướng đến việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật liên quan đến AI như quan hệ về tài sản, quyền sở hữu, SHTT, quan hệ lao động, bồi thường thiệt hại…​


Thanh Cảnh

Liên kết webiste

Số điện thoại đặc biệt

Tên chức năngSố Điện thoại
Công an113
Cứu hỏa114
Cấp cứu y tế115
Giải đáp số ĐT nội hạt116
Đăng ký đàm thoại quốc tế110
Gọi tự động đi quốc tế00
Gọi tự động đi liên tỉnh0

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI

Trưởng ban biên tập: Ông Võ Hoàng Khai - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Nhà cung cấp thông tin ICP: VNNIC
Số giấy phép: 01/GP-TTĐT cấp ngày 6/12/2017. Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 1597, Đường Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251.3822297; Fax: 0251.3825585; Email: bantin@khcndongnai.gov.vn