Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

nội dung tin

 
​Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ   03-01-2018
Tính đến nay, ngành công nghiệp phụ trợ đã hình thành với khoảng 570 doanh nghiệp, đóng góp khoảng 28% giá trị sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên các sản phẩm công nghiệp phụ trợ của Đồng Nai hiện nay chủ yếu do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm công nghiệp phụ trợ của các doanh nghiệp tại Việt Nam và xuất khẩu ra thị trường thế giới, ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển còn khá chậm.

* Phát triển chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI

Công nghiệp phụ trợ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp, là động lực trực tiếp tạo ra gia trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính. Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X (nhiệm kỳ 2016-2020) đã xác định định phát triển công nghiệp phụ trợ là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời UBND tỉnh đã quyết định ban hành Đề án phát triển công nghiệp phụ trợ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020.

by8yt8y8yyu9yt.jpg
Ngành công nghiệp phụ trợ hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp FDI chiếm đa số

Những năm qua, công nghiệp Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ. Tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập 03 phân khu công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh gồm: Phân khu thuộc KCN Giang Điền có diện tích 114ha; Phân khu thuộc KCN nhơn Trạch 6 diện tích 100ha; Phân khu thuộc KCN An Phước diện tích 47 ha. Đến năm 2016, ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh có khoảng 570 doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các loại nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng kim loại, điện - điện tử, nhựa, cao su, hóa chất, bao bì... cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh bạn, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá một số sản phẩm như xe máy, ô tô, máy móc thiết bị điện, cơ khí, điện tử, sản phẩm may mặc, giày dép.... Đóng góp khoảng 28% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút trên 134 ngàn lao động, chiếm 22% tổng lao động công nghiệp.

Trong đó doanh nghiệp trong nước có 130 doanh nghiệp, chiếm 22,6% và doanh nghiệp FDI có 440 doanh nghiệp, chiếm 77,4% tổng số doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay chưa có con số thống kê chính xác, nhưng nhìn chung công nghiệp phụ trợ của Đồng Nai có thể xếp hạng trong top 5 các địa phương có công nghiệp phát triển mạnh của cả nước gồm: TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh. Sự phát triển của công nghiệp phụ trợ đã bước đầu hình thành sự liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận công nghệ tiên tiến và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp.

tyuiikj.jpg

Doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ trong nước còn thiếu và yếu

Tuy nhiên các sản phẩm công nghiệp phụ trợ của Đồng Nai hiện nay chủ yếu do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô doanh nghiệp nhỏ, năng lực vốn, công nghệ, sản xuất còn rất hạn chế, chỉ có khả năng tham gia vào một số lĩnh vực công nghệ thông tin không đòi hỏi cao về kỹ thuật công nghệ và kỹ năng sản xuất.

Phần lớn các doanh công nghiệp phụ trợ trong nước chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu vẫn diễn ra giữa các doanh nghiệp FDI với nhau. Các doanh nghiệp trong nước chưa tham gia sâu được vào chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cơ khí, điện - điện tử, dệt may, giày dép.... Sự liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế do doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp FDI.

* Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển

Cũng theo khảo sát của Sở Công Thương, hiện nay vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bài toán vốn để đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ và nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Trong tình hình kinh tế hiện hay các doanh nghiệp đầu tư vẫn phải vay với lãi suất rất cao và rất khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng nhà nước. Lãi suất cao đã làm cho các doanh nghiệp trong nước rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

vtyumi9.jpg
Hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ trong nước tăng khả năng sản xuất và đổi mới công nghệ

Từ thực tế trên, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp phụ trợ giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước để có khả năng liên kết và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp.

Theo đó, giải pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đang rất được quan tâm triển khai. Cụ thể, Sở Công Thương Đồng Nai kiến nghị UBND tỉnh xem xét bổ sung thêm Quỹ Đầu tư và Phát triển tỉnh, dành phần vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ vay với lãi suất thấp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp phụt trợ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; Điều chỉnh chính sách hỗ trợ lãi suất cao hơn so với quy định hiện hành theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 06/8/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế hỗ trợ sau đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ 01/01/2018. Trong thời gian tới, căn cứ vào Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được ban hành, Sở Công Thương sẽ tham mưu cho Tỉnh ban hành một số chính sách của địa phương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận tín dụng và hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp trừ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận được các chính sách ưu đãi của Chính phủ đã ban hành.

Đồng Nai đã quy hoạch 27 cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa không có điều kiện vào được các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ khi đầu tư vào cụm công nghiệp sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 189/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng Nhân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể như sau, các doanh nghiệp sẽ được giảm chi phí sử dụng hạ tầng khi thuê lại đất trong các cụm công nghiệp được ngân sách tỉnh hỗ trợ. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện dự án di dời vào cụm công nghiệp sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển di dời, hỗ trợ xây dựng cơ sở và phí sử dụng hạ tầng: 30.000 đồng/m2 tính theo diện tích thuê lại của chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ cụ thể như sau: mức hỗ trợ không quá 10.000 m2 đối với doanh nghiệp có quy mô vừa nhưng không quá 300 triệu đồng/doanh nghiệp vừa; Mức hỗ trợ không quá 5.000 m2 đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng không quá 150 triệu đồng/doanh nghiệp nhỏ; Mức hỗ trợ không quá 2.000 m2 đối với doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ (hộ kinh doanh) nhưng không quá 60 triệu đồng/hộ kinh doanh.

Về cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, hiện tại tỉnh Đồng Nai chưa có cơ chế chính sách riêng cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Tất cả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển ngành CNHT đều thực hiện theo quy định của Trung ương. Vừa qua Quốc hội đã ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ 01/01/2018. Do đó, trong thời gian tới, trên cơ sở Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển CNHT và Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được ban hành, Sở Công Thương sẽ tham mưu cho Tỉnh ban hành một số chính sách của địa phương nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp CNHT phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp.

Thanh Minh​

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

Chưa có tên

 
 

Video Clip

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập