Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

Module TinTuc - WebPart ContentNews

 
Nhà văn Lý Văn Sâm   31-12-2014
Sinh ngày 17 tháng 2 năm 1921 tại xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai). Từ nhỏ, Lý Văn Sâm rất ham học. Năm bảy tuổi, ông đã biết tiếng Tây, do người cha của mình làm kiểm lâm dạy bảo. Sau này, ông được học ở trường Quốc học Huế.

nhavanLyvansam.jpg
Nhà văn Lý Văn Sâm

Năm 1941, Lý Văn Sâm đã xuất hiện trên văn đàn với truyện ngắn Cây nhị song phố đăng trên tiểu thuyết thứ 7. Và sau đó là nhiều truyện ngắn được các báo trong Nam lẫn ngoài Bắc đăng đều đặn. Phần lớn những sáng tác của Lý Văn Sâm phản ánh về “truyện đường rừng”, bối cảnh, nhân vật trong truyện của ông hầu như thuộc về miền núi. Bằng chính ngòi bút của mình, Lý Văn Sâm đã tạo một chỗ đứng quan trọng trong việc thể hiện con người, cuộc sống ở mọi “sơn cước” mà ít ai có thể sánh được.

Một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Lý Văn Sâm là vào mùa thu tháng Tám năm 1945, Lý Văn Sâm tham gia cách mạng, đốt nhà mình để tiêu thổ, thể hiện một lý tưởng cao cả và hiến thân cho sự nghiệp của dân tộc. Và sau đó, ông thoát ly đi kháng chiến, trở thành cán bộ tuyên truyền của tỉnh Biên Hòa. Năm 1947, Lý Văn Sâm bị bắt, quản thúc tại Biên Hòa. Ông trốn xuống Sài Gòn và làm báo Việt Bút, tiếp tục hoạt động cách mạng công khai trên lĩnh vực văn nghệ.

Giai đoạn 1945-1954 là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của Lý Văn Sâm. Vừa hoạt động cách mạng, vừa tự nuôi thân để sống, nhà văn đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Ông khắc họa những chân dung của người trí thức Việt Nam trên những nẻo đường kháng chiến. Qua tác phẩm, ông phơi bày cuộc sống quẩn quanh, khổ cực của nhân dân trong vùng bị địch kiểm soát, nói lên khát vọng về tự do, chân lý và phản ánh sức sống của quần chúng trong vùng kháng chiến. Lời văn của ông vừa tha thiết, nồng nàn như một lời tự sự tâm tình về quê hương, đất nước, lẻ sống của dân tộc.

Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ và sau này của Lý Văn Sâm viết ít hơn giai đoạn trước. Ông dành nhiều thời gian cho các hoạt động khác theo yêu cầu cách mạng. Những tác phẩm của Lý Văn Sâm giai đoạn này chủ yếu khắc họa những người thân, đồng đội, đồng nghiệp, những trí thức - chiến sĩ cách mạng, không ngại hy sinh, gian khổ vì đại nghĩa.

Kể từ khi tham gia cách mạng, Lý Văn Sâm bằng chính ngòi bút của mình, khi viết báo hay viết văn, ông phản ánh cuộc sống cơ cực những nổi thống khổ của người dân mất tự do và thể hiện tinh thần yêu nước, khát vọng vươn tới tương lai tươi đẹp, công bằng. Nhà văn, nhà báo Lý Văn Sâm đã đảm đương các chức vụ: Tổng thư ký đầu tiên của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam, thư ký tòa soạn báo Văn nghệ giải phóng, Vụ trưởng Vụ nghệ thuật (Bộ Văn hóa - Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam),… và sau giải phóng, ông còn đảm nhiệm Phó Tổng thư ký Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam…” Ở đâu và bao giờ, ông cũng giữ nguyên cốt cách, tâm hồn đa cảm, phóng khoáng và giàu lòng nhân ái.

Theo sách Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.