Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Danh bạ
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

 Nội dung hỏi

 
Chuyên mục Hỗ trợ doanh nghiệp
Tiêu đề Phân biệt nhãn và nhãn hiệu hàng hóa
Ngày hỏi 20/09/2016
Người hỏi Nguyễn Thành An
Email anlocson@gmail.com.vn
Điện thoại 01249214986
Nội dung hỏi
Xin Quý cơ quan có thể giúp tôi, phân biệt giữa nhãn và nhãn hiệu hàng hóa, giữa chúng có điểm nào khác nhau không? Tôi xin chân thành biết ơn!
Nội dung trả lời

Theo nội dung câu hỏi của bạn về việc có thể phân biệt giữa nhãn và nhãn hiệu hàng hóa, chúng tôi xin chia sẽ cùng bạn một số thông tin sau:

Nội dung

Nhãn hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa

 

 

Định nghĩa

"Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

 

 

 

 

 

Chức năng

- Để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm hàng hóa;

- Để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa của mình

- Để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát sản phẩm, hàng hóa.

 

- Để các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hay đối tác của mình.

- Để các doanh nghiệp khẳng định vị thế đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

- Để người tiêu dùng nhận diện và lựa chọn một cách chính xác những dòng sản phẩm/ dịch vụ nào đó. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân loại

- Hàng hóa phải ghi nhãn theo quy định

- Hàng hóa không bắt buộc ghi nhãn

+ Hàng hóa là thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

+ Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản) vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.

- Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu được yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì nhãn hàng hóa được thực hiện nhưng không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

- Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý thì có quy định riêng.

- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

 

- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động quản lý

Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

- Hàng hóa được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước, xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá đó chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

- Hàng hóa nhập khẩu nhập khẩu mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

- Nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ,

- Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân và việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là tự nguyện.

        Hy vọng những nội dung cơ bản nêu trên có thể giúp bạn tìm hiểu và trang bị những thông tin hữu ích, cần thiết trong việc phân biệt nhãn và nhãn hiệu hàng hóa, cũng như trong quá trình sử dụng dịch vụ hoặc tiêu dùng hàng hóa đang lưu thông trên thị trường./.

        Chào bạn!

File đính kèm

Câu cùng chuyên mục: